Thứ bảy, 28/09/2024 17:22     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 15/10/2016 17:00

Những triệu chứng thường gặp của mãn dục nam

Những triệu chứng thường gặp của mãn dục nam sẽ giúp các quý ông giải đáp các thắc mắc về sức khỏe trong giaia đoạn này.

Những triệu chứng thường gặp của mãn dục nam

Hầu như mọi quý ông đều không biết rằng, từ độ tuổi 30 trở đi, trong cơ thể nam giới đã có dấu hiệu của mãn dục nam – dù chưa thể hiện ra bên ngoài (chỉ có lượng testosterone bắt đầu suy giảm dần mà thôi). Biết sớm sẽ rất có lợi, giúp họ đề phòng bằng cách tập luyện thể dục, thể thao, tập Yoga, khí công… thay đổi lối sống cho phù hợp, tránh những nguyên nhân gây căng thẳng cũng như gây những rối loạn cho cơ thể từ khi còn trẻ.

nhung-trieu-chung-thuong-gap-cua-man-duc-nam--giadinhonline.vn 1

Sự suy giảm testosterone gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe và sinh lý của nam giới. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của mãn dục nam

Mãn dục nam gồm 12 triệu chứng điển hình; trong đó có 3 triệu chứng về vấn đề tình dục và 9 triệu chứng toàn thân; do đó có rất nhiều người lầm tưởng bệnh mãn dục làm thành các loại bệnh lý khác.

3 triệu chứng tình dục đó là:

Giảm ham muốn tình dục

Rối loạn cương dương – dương vật khó có khả năng cương cứng

Giảm tinh trùng: giảm cả về chất lượng và số lượng khiến khó có con.

9 triệu chứng toàn thân

Rối loạn thần kinh: Mất sự nhạy cảm của các phản xạ; trí nhớ giảm và khó tập trung làm việc.

Rối loạn tinh thần: Tinh thần/đầu óc luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, chán chường, ủ rũ, thích cô địch và rất dễ tủi thân.

Giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ: Nhóm cơ có xu hướng bị teo lại, nên cơ thể rất dễ mệt mỏi sinh lười vận động; toàn thân dần mất đi sức sống khỏe mạnh vốn có.

Rối loạn da, tóc: da bị nhăn nheo do mất nước; lông tóc rụng, móng tay dễ gẫy.

Tăng các bệnh lý về tim mạch: bị rối loạn hệ thống tim mạch như huyết áp không ổn định, bất thường; tim đập nhanh; mặt luôn đỏ bừng, hồi hộp.

Rối loạn hô hấp: Hay khó thở về ban đêm, ngay to và ngưng thở khi ngủ; luôn cảm thấy hụt hơi khi leo cầu thang hay vận động mạnh, nhưng khi đi khám lại không bị bệnh phổi.

Thừa cân béo phì – Béo bụng: Mỡ dưới da và mỡ nội tạng tăng cao

Rối loạn hệ thống tạo máu: Giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…vv.

Hệ xương: Loãng xương và dễ bị gãy xương khi hoạt động ở những tư thế bất thường hoặc khi va chạm nhẹ.

Top chòm sao nam ưa chải chuốt

Phương Vũ (T/h)

Tags:
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
Xem thêm