Chủ nhật, 15/12/2024 00:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 20/06/2019 14:00

Những nguy hiểm chực chờ khi phóng viên tác nghiệp ở chiến trường

Phóng sự chiến trường thường được coi là loại hình báo chí nguy hiểm nhất. Hàng năm trên con số thương vong của phóng viên tác nghiệp ngày một tăng lên.

Chuyện nghề của phóng viên chiến trường

Nghề phóng viên chiến trường đã xuất hiện từ rất lâu, cùng với sự ra đời của ngành báo chí. Trước khi báo chí hiện đại ra đời, thông thường các bài báo, câu chuyện dài sẽ được viết ra khi cuộc chiến tranh hoặc xung đột đã kết thúc. Những phóng viên chiến trường đầu tiên xuất hiện từ Chiến tranh La Mã – Ba Tư rồi đến thế kỷ 18 là cuộc Cách mạng Mỹ.

1

Phóng viên chiến trường và những hiểm nguy cần đối mặt (Ảnh minh họa)

Phóng viên chiến trường theo kiểu hiện đại đầu tiên được cho là họa sĩ người Hà Lan, Willem van de Velde, vào năm 1653 khi ông trực tiếp tới vùng biển để quan sát trận hải chiến giữa người Hà Lan và người Anh. Lĩnh vực báo chí chiến trường đã có một sự thay đổi mạnh mẽ và đột biến nhất trong cuộc Chiến tranh tại Việt Nam khi các hãng tin tức trên khắp thế giới không chỉ cử phóng viên tới thực địa mà còn mang theo cả đội ngũ quay phim để ghi lại những video chân thực nhất ở chiến trường.

Đưa tin về chiến trường không có gì chân thực hơn hình ảnh và những thước phim thực tế. Để có được những bức ảnh giá trị chứa đựng những thông tin quan trọng gửi tới độc giả, các phóng viên trên toàn thế giới đã phải đối mặt với biết bao hiểm nguy. Để có thể ghi được những câu chuyện, bức ảnh mà nhiều khi mọi người chỉ "lướt nhìn" trong vài giây, các phóng viên đã phải liều mình xông vào biển lửa, bất chấp cả tính mạng của bản thân mình.

2

Hình ảnh tác nghiệp của các phóng viên khi chiến tranh xảy ra đang trong lúc nguy hiểm.

Vào ngày 4/10/2015, Hana Mahameed, một nữ phóng viên người Israel vẫn tiếp tục lên sóng truyền hình sau khi bị trúng mảnh lựu đạn vào mặt trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel với người Palestine ở phía đông Jerusalem. Trong khi đang đưa tin về vụ xô xát giữa cảnh sát Israel với người Palestine, Hana đã bị trúng đạn. Tuy nhiên, trong lúc đài truyền hình nỗ lực tìm kiếm một phóng viên thay thế, Hana buộc phải tiếp tục dẫn chương trình với nửa gương mặt và phần cổ bị băng bó kín mít. Hình ảnh của Hana được lan truyền đi khắp nơi gây xúc động cho những người làm báo và công chúng xem truyền hình.

Năm 2002, cả thế giới bàng hoàng khi Daniel Pearl, phóng viên Wall Street Journal bị bắt cóc và giết hại tại Pakistan. Các băng nhóm cực đoan sau đó đăng tải đoạn video ghi lại vụ hành quyết lên mạng khiến cả thế giới sốc bởi sự dã man của tội ác cũng như mức độ nguy hiểm trong công việc của nạn nhân. Vào năm 2014, phóng viên chiến trường Foley cũng bị bắt cóc và hành quyết…

"Những vụ việc này cho chúng ta thấy việc đưa tin trong chiến tranh về cơ bản đã thay đổi", Scott Anderson, phóng viên chiến trường kỳ cựu làm việc tại tạp chí New York Times, nói sau cái chết của Pearl.

Nhưng cho đến nay, gần 20 năm đi qua, nhiều nhà báo vẫn lao vào lửa và có đến hàng ngàn vụ nhà báo thương vong tại chiến trường, hay mất tích, bị bắt cóc… nhưng họ không dừng lại. Bởi thực chất, họ là lịch sử.

Dù các cuộc chiến tranh xâm lược hay chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã lùi xa một thời gian, song trên thế giới hiện nay vẫn còn rất nhiều điểm nóng xung đột, nội chiến và vì thế ở đó cũng không thể thiếu sự có mặt của lực lượng phóng viên chiến trường.

Theo Viện An toàn Tin tức Quốc tế (INSI), để làm một phóng viên chiến trường cần phải có kế hoạch và sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt thể chất và tinh thần. Hầu hết các vùng xung đột đều yêu cầu người phóng viên phải có khả năng ít nhất là chạy, trốn và chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt.

Ngoài ra, một phóng viên chiến trường cần phải nắm rõ thông tin về khu vực mà mình đến, về người dân cũng như nguồn gốc của cuộc xung đột. INSI đưa ra lời khuyên rằng, cần phải học các cụm từ địa phương hữu dụng, bao gồm cả các từ dành riêng cho “báo chí nước ngoài” hay “nhà báo”. Tìm hiểu các ngôn ngữ cử chỉ địa phương cũng rất quan trọng.

INSI còn khuyên các phóng viên chiến trường nên mang theo những công cụ phòng thân hợp lý cùng một bộ đồ sơ cứu cơ bản. Bên cạnh đó, phóng viên chiến trường nhất thiết phải đeo một chiếc vòng tay nhận diện quốc tế với y hiệu cũng như có một số thông tin về tiền sử dị ứng và nhóm máu.

3

Một nữ phóng viên tác nghiệp tại hiện trường đổ nát

Về trang phục, nên mặc những trang phục dân thường trừ khi được công nhận chính thức là một phóng viên chiến trường và được yêu cầu mặc trang phục đặc biệt. INSI cho biết, các phóng viên nên mặc đồ màu tối, không nên mặc đồ sáng màu và quá nổi bật, không đeo trang sức hay mang theo các vật dụng đắt tiền.

Về trang thiết bị và đồ chống đạn, cần chuẩn bị để mặc áo chống đạn, áo giáp, mũ bảo hiểm, mặt nạ chống độc. Tránh mang những đồ vật lấp lánh hay các gương phản chiếu bởi dưới ánh sáng mặt trời, trông chúng sẽ rất giống vệt súng lóe lên.

Thêm một vấn đề nữa mà INSI cảnh báo, đó là cần phải hợp tác với lực lượng quân đội từ trước khi tác nghiệp. Rất nhiều binh lính ở chiến trường không được huấn luyện tốt, thiếu kinh nghiệm và rất dễ sợ hãi. Họ sẽ bắn ngay khi họ cảm thấy bất an. Đừng cho là họ có thể nhận ra phóng viên chiến trường nhất là trong tình trạng chiến đấu dày đặc. Ngoài ra, nên có sự đồng ý của quân đội trước khi chụp hình hay quay phim và nắm rõ tính nhạy cảm địa phương trong mỗi bức hình của mình.

Công ước Hague (điều 13) và Công ước Geneva (điều 81) đã đề cập đến quyền và nghĩa vụ của “các phóng viên chiến trường”.

Theo đó, họ được gửi đến các khu vực chiến sự để đưa tin và phải được đối xử như các tù binh dân sự khác nếu bị một trong các bên tham chiến bắt giữ. Những quy định này có lẽ chỉ phù hợp với thời đại chiến tranh quy ước quốc tế khi các chính phủ còn kiểm soát các nhà báo, còn ngày nay các quy định này khó có thể được chấp nhận, vì đa số các nhà báo làm việc cho các công ty tư nhân độc lập với các chính phủ.

-> “Càng nhiều cạnh tranh, báo chí càng phải đổi mới để phát triển tốt hơn”

Xem thêm: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu bằng tiếng Pháp về tình hình Y tế Việt Nam.

Lê Tuấn  
Thanh Hóa sẽ có sân vận động đẹp như… Old Trafford
Phố Hàng Mã - Hà Nội nhộn nhịp không khí Giáng sinh
Bóng đá gây “nóng” tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa
Nhập viện nguy kịch sau khi thái hành
Nghệ An tinh gọn, hợp nhất nhiều ban ngành
Hà Nội năm 2030: 70% đô thị hóa, bình quân thu nhập đầu người đạt 14.000 USD
Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia ngày hội rèn luyện sức khỏe
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 13/12/2024
 Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Nỗ lực đáp ứng đổi mới theo yêu cầu thực tiễn
Vì sao đàn ông thời nhà Thanh - Trung Quốc cạo tóc phía trước, tết tóc đằng sau?
Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu Bắc Trung Bộ, cao nhất từ trước đến nay
Hơn 18.500 công nhân được nhận quà Tết từ chương trình “Xây Tết 2025”
Nặng nhọc nghề giáo viên mầm non
Bắc Bộ rét đậm rét hại, có nơi 6 độ C
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 12/12/2024
“Cha đẻ AI” Geoffrey Hinton: Giải VinFuture linh hoạt hơn Giải Nobel
Độc đáo ngôi đình cổ hơn 300 năm tuổi ở Hải Phòng
Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m
Huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An có tân Chủ tịch HĐND và UBND huyện
Xem thêm