Thứ sáu, 20/09/2024 07:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/04/2017 19:01

Những kỹ năng tiếp xúc với vật nuôi đi lạc cha mẹ nào cũng cần dạy con

Cha mẹ cần dạy con cư xử đúng mức với những vật nuôi đi lạc và cách sơ cứu nếu bị cắn để tránh những tai nạn không đáng có. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết cha mẹ nào cũng cần trang bị cho con.

Động vật đi hoang có thể mang bệnh như bệnh dại, do đó, dù trông chúng có vẻ ổn, nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm khi bọn trẻ chơi với chúng. Vì vậy cha mẹ cần dạy con cư xử đúng mức với những vật nuôi đi lạc và cách sơ cứu nếu bị cắn.

Không tiếp xúc với con vật lạ

nhung-ky-nang-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-di-lac-cha-me-nao-cung-can-day-con-giadinhonline.vn 1

Cha mẹ cần dạy con những kỹ năng cần thiết khi tiếp xúc vật nuôi bị lạc (Ảnh minh họa)

Trẻ rất thích động vật nhỏ như chó, mèo cho nên khi nhìn thấy chúng, trẻ sẽ thích gần gũi, trêu đùa. Tuy nhiên đối với những động vật bị đi lạc ngoài đường, công viên thì không được đến gần. Có một số vật nuôi chưa phát bệnh dại chúng vẫn có những biểu hiện thân thiện như quẫy đuôi, đùa giỡn với trẻ nhỏ cho nên rất dễ khiến trẻ thích thú, kích động và chơi đùa với chúng.

Không quay lưng bỏ chạy khi gặp thú dữ

nhung-ky-nang-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-di-lac-cha-me-nao-cung-can-day-con-giadinhonline.vn 2

Có những kỹ năng cơ bản trẻ có thể xử lý những tình huống nguy hiểm khi tiếp xúc vật nuôi lạ (Ảnh minh họa)

Có những vật nuôi bị dại trông khá hung dữ, chúng sẽ có biểu hiện gầm gè khi nhìn thấy người hoặc những con vật khác. Khi gặp những vật nuôi này, trẻ không nên nhìn thẳng vào mắt con vật, cũng không nên quay lưng bỏ chạy vì thú dữ sẽ đuổi theo và cắn. Chỉ nên lờ chúng đi bằng các bước lùi lại hoặc di chuyển thận trọng, thú sẽ bỏ đi. Nếu ở gần đó có người lớn thì nên chạy đến nấp sau người lớn, con vật sẽ không dám đến gần khi có đông người. Khi gặp thú dữ cha mẹ nên đứng giữa con và động vật để phòng con bị cắn.

Sơ cứu nếu bị động vật nuôi cắn

Cần thiết dạy trẻ cách sơ cứu khi bị cắn. Trẻ có thể bị cắn khi không có bố mẹ ở cạnh, khi đi chơi cùng bạn bè, đi dã ngoại… Ngay khi bị cắn cần phải tự xử lý vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Sau khi xử lý xong vết thương, trẻ cần báo cho nguời lớn ngay để đưa đến trung tâm y tế dự phòng gần nhất khám và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vac-xin dại.

→ Cách giúp con đẩy lùi căng thẳng

Hải Vân

Tags:
Vụ thanh niên tử vong khi cắt bao quy đầu: Nguyên nhân do đâu?
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu?
U nang buồng trứng trái là gì?
Ôm hận sau lần 'gần gũi' với bạn đồng giới
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu giúp an toàn cả mẹ và con
Vì sao phụ nữ mang thai mắc hội chứng 'não cá vàng'?
Lo sợ ảnh hưởng thai nhi, mẹ bầu tìm cách 'trốn' bác sĩ
Nguy cơ mắc 'bệnh khó nói' khi dầm mình trong nước lũ
Chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo có thai ở tuổi 50
Bị nhân xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?
Thai phụ vào viện cấp cứu do biến chứng “nâng cấp” vòng 3
Khô hạn vùng kín: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Tại sao phụ nữ càng hiện đại càng ngại sinh con?
Cô gái trẻ nhận tin sốc trước ngày du học
'Chuyện ấy' nhiều làm giảm tuổi thọ?
Áp dụng công nghệ AI đánh giá chất lượng tinh trùng, tăng hiệu quả cho IVF
4 lối sống không lành mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản
Sự thật phụ nữ mãn kinh muộn sống lâu hơn, kéo dài thời gian này bằng cách nào?
Hóa chất trong mỹ phẩm làm tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai
Sinh mổ lần thứ 7 ở tuổi 41: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Xem thêm