Thứ bảy, 27/04/2024 14:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/08/2023 09:25

Những điều cần lưu ý khi theo dõi và chăm sóc người sốt xuất huyết

Số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng tăng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, nguy cơ bùng phát dịch là rất cao.

Tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái với hơn 3.500 ca mắc. Đáng chú ý trong tuần qua (từ ngày 11/8 đến 18/8), trên địa bàn thành phố ghi nhận 996 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 234 ca so với tuần trước đó).

Tại TP Hồ Chí Minh, số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 19% sau một tháng. Trong vòng 1 tuần từ ngày 7/8 đến ngày 13/8, địa phương này ghi nhận 350 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 19% so với trung bình 4 tuần. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao là Quận 1, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè.

sxh-nd1-6812

Dịch sốt xuất huyết diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều ca nặng (Ảnh minh họa)

Theo BS Nguyễn Thị Hiệp - Bệnh viện TWQĐ 108, người mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu như: vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng liên tục hoặc tăng cảm giác đau tại vùng gan (hạ sườn phải); buồn nôn, nôn nhiều lần; chảy máu, chân răng, nôn ra máu, đại tiện phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo,…

Do đó, có 2 lưu ý khi mắc sốt xuất huyết cần nhớ:

- Chú ý trong chăm sóc khi mắc bệnh sốt xuất huyết

Khi thấy có dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh sốt xuất huyết thì trong quá trình theo dõi và chăm sóc cần chú ý những điều sau:

+ Không được đánh răng, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng với gạc mềm bằng nước muối 0.9% hoặc các nước súc miệng thông thường.

+ Không ngoáy mũi hay dùng tăm xỉa răng nguy cơ gây chảy máu niêm mạc.

+ Nếu bệnh nhân chảy máu mũi: dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có chảy máu trong phòng 10 phút, đồng thời nghiêng đầu về phía trước, sau đó lấy cục nước đá cho vào hốc mũi để làm ngừng chảy máu.

- Chú ý đến chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng

Khi mắc sốt xuất huyết thì chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân trong thời điểm này:

+ Dinh dưỡng: ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, chia nhiều bữa, ăn nguội hoặc ấm, không ăn nóng (cháo, phở, soup, miến,...).

+ Bù nước bằng đường uống: Sử dụng các nước có chứa điện giải (oresol,..), nước hoa quả (cam, dừa, sinh tố,..).

+ Không ăn uống những chất kích thích, dầu mỡ, cay nóng, rượu bia, nước có ga,...

+ Khi sốt: Nới lỏng quần áo, lau, chườm người bằng nước ấm, sốt trên 38.5 độ, dùng hạ sốt đường uống (phải có sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ)

+ Hạn chế vận động, nghỉ ngơi tại giường, tuyệt đối không vận động mạnh.

Để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết, bác Hiệp khuyến cáo người dân cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

- Cần mặc áo dài tay, quần dài, mang tất, giày.

- Đi ngủ mắc màn cả ngày lẫn đêm, phát quang bụi rậm, cây cỏ, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà, dùng vợt diệt muỗi,…

- Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, không chứa nước trong xô, chậu hoa, lu hay các đồ chứa khác xung quanh nhà vì muỗi thường sinh sản ở nơi này.

- Trồng 1 số cây biết đuổi muỗi: cây bạc hà, cây đinh hương,.... Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi vừa an toàn, dịu nhẹ cho da, thích hợp những gia đình có trẻ nhỏ: oải hương, bạc hà,...

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa mưa. Bệnh nhân thường sốt cao liên tục từ 3 đến 6 ngày, kèm đau mỏi người và cơ. Theo các bác sĩ, đa số trường hợp sốt xuất huyết trở nặng đều do thói quen chủ quan không đi khám bệnh, tự uống thuốc và nghĩ rằng hết sốt là hết bệnh.

Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc hiệu, bác sĩ chỉ điều trị theo triệu chứng. Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ nhất là sau khi hết sốt. Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là từ ngày thứ 3 đến 7. Bệnh nhân gặp các biến chứng như tiểu cầu giảm dần, máu cô đặc, bệnh nhân có thể bị chảy máu niêm mạc, nội tạng, rối loạn đông máu, sốc sốt xuất huyết. Nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể tử vong.

-->> Người bị sốt xuất huyết có mắc lại không?

Thúy Ngà  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm