Thứ tư, 20/11/2024 11:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/09/2024 15:01

Những cú sốc đầu đời của tân sinh viên: Triết, logic học chưa đáng sợ bằng chuyển trọ liên tục

Khi học cấp 3, ai cũng muốn lên đại học vì nghĩ rằng sẽ tự do, học hành nhẹ nhàng, phụ huynh không quản thúc. Nhưng sự thực thì ngược lại khiến không ít sinh viên vừa bước vào cánh cửa đại học đã phải đón nhận hết cú sốc này đến cú sốc khác.

"Học đại học nhàn lắm"

"Lên đại học học nhàn lắm", "lên đại học vừa học vừa chơi"… là những câu nói mà học sinh cấp 3 thường nghe trước khi bước vào đại học. Trên thực tế, đại học cũng nhàn, nhưng “nhàn” theo cách riêng của đại học.

Nếu như ở cấp 3, bạn học theo thời khóa biểu và sách giáo khoa thì lên đại học, tân sinh viên phải làm quen với việc đăng ký tín chỉ. Phải tự bơi, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức cho mỗi môn học khiến nhiều bạn stress.

Nhiều tân sinh viên bị ngợp và stress bởi cách dạy và học cũng như kiến thức mới từ các môn học lần đầu tiên được tiếp xúc ở môi trường đại học.

Đặc biệt, món “khai vị” dành cho tân sinh viên với “combo” các môn Triết học đại cương, Logic học, Kinh tế chính trị, Toán cao cấp…khiến nhiều bạn bị sốc.

“Thú thực vào giờ học Triết mình như vịt nghe sấm, chưa kể môn Logic, toàn những khái niệm, thuật ngữ lần đầu tiên nghe đến khiến mình bị ngợp”, Phương Linh, tân sinh viên trường Đại học KHXH&NV TP.HCM nói.

Với quan điểm đầu xuôi đuôi mới lọt, không cho phép bản thân học “tà tà” cho qua môn. Hàng tuần, với chai Trà Xanh Không Độ mang theo để giải khát, giúp xua tan căng thẳng, giảm stress khi học bài, Phương Linh đều đặn đến thư viện tìm kiếm tài liệu.

“Vào đại học mình mới biết là mọi thứ không phải trên google đều có nên mình hay đến thư viện để bổ sung thêm kiến thức với mục tiêu đạt kết quả tốt ngày học kỳ đầu tiên để đạt học bổng. Khi căng thẳng, nhức đầu thì uống chai Trà Xanh Không Độ để thư giãn”, Phương Linh tươi cười nói.

Tân sinh viên chọn Trà Xanh Không Độ làm thức uống mỗi ngày bởi theo họ, “Không Độ không stress”, thức uống với EGCG có trong lá trà xanh Thái Nguyên này giúp xua tan căng thẳng, mệt mỏi.

Môi trường học đề cao tính tự lập, tự nghiên cứu khiến nhiều sinh viên chạy deadline để đảm bảo hoàn thành các tín chỉ đến quên ăn quên ngủ. Và điểm thi cao hay thấp phụ thuộc vào sự chăm chỉ hay “nhàn nhã” của sinh viên. Do vậy, việc học đại học có “nhàn” hay không tùy thuộc mỗi người.

Quay quắt trong nỗi nhớ nhà

Không phải sinh viên nào cũng may mắn được học gần nhà. Nhiều bạn phải xa gia đình để theo đuổi con đường học vấn khiến các tân sinh viên stress bởi quay quắt trong nỗi nhớ nhà.

Mặc dù đã xa nhà nhiều lần, nhưng với Huyền Trang, ở lần đi học này rất khác. “Đi học rồi mới thấm thía, từ trước đến nay mình chưa bao giờ xa nhà quá 2-3 ngày. Bây giờ chỉ dịp lễ tết mới về được. Cô đơn nhất là lúc nỗi nhớ nhà đến bất chợt”, nữ sinh viên quê Đắk Lắk tâm sự.

Rời quê hương về thành phố học tập, các bạn thường thấy lạc lõng. Nhất là những ngày đầu bước ra khỏi vòng tay chở che của cha mẹ và bắt đầu cuộc sống tự lập, không ít bạn đêm nào cũng khóc vì nhớ nhà.

Vừa thưởng thức chai Trà Xanh Không Độ mát lạnh để giảm xua tan căng thẳng mệt mỏi, vừa “tám” chuyện với gia đình là niềm vui mỗi ngày của nhiều sinh viên xa quê.

Đi học xa, Huyền Trang “giao kèo” với mẹ cứ đúng 8 giờ mỗi tối sẽ gọi video về cho gia đình để giữ cảm xúc cân bằng trước nỗi nhớ nhà. “Thật tốt khi công nghệ phát triển, mọi khoảng cách được xóa nhòa với chức năng gọi video của các ứng dụng. Mỗi lần nhớ nhà bất chợt, mình thường tự an ủi bản thân, uống chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng và gọi video về cho mẹ là mọi thứ tiêu tan hết”, Huyền Trang kể.

Thùy Anh, sinh viên năm 3 trường Đại học Luật TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm trước nỗi nhớ nhà bằng cách làm công việc nào đó yêu thích hoặc uống chai Trà Xanh Không Độ nhờ EGCG giúp “giảm stress” để lấy lại cân bằng.

“Bản thân phải xác định nhớ nhà không chỉ là tình cảm dành cho gia đình mà bạn còn phải biến nó thành là “động lực” để tiến bước trên con đường theo đuổi ước mơ”, Thùy Anh kết luận.

Stress vì chuyển trọ liên tục

Nơi ở là vấn đề lớn nhất đối với các sinh viên từ quê về thành phố học tập. Công cuộc tìm chỗ ở là cả một hành trình gian nan, vất vả và lặp đi lặp lại thường xuyên với nhiều người, nhất là các tân sinh viên.

Trà Xanh Không Độ là thức uống “must have” của nhiều sinh viên để xua tan căng thẳng trước những khó khăn, thử thách trong môi trường sống mới.

Trần Phúc Khang (18 tuổi, quê Lâm Đồng, tân sinh viên Đại học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM) về thành phố từ cuối tháng 8 cùng bạn để tìm nhà trọ trước khi nhập học.

Sau "bảy bảy bốn chín lần" đi khắp các hang cùng ngõ hẻm, Khang và bạn chốt được căn phòng chừng 15m2 tại phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức với giá 3 triệu đồng/tháng, chưa tính điện nước.

"Mình đi xem nhiều phòng, thấy mức giá này hợp lý nên đặt cọc một tháng tiền nhà để thuê, khi tới ngày nhập học sẽ chuyển xuống ở", vừa uống chai Trà Xanh Không Độ để giảm stress, Khang vừa kể về hành trình chuyển trọ của mình.

Tưởng mọi chuyện êm xuôi, nhưng khi dọn đến ở, Khang mới biết đây là “rốn” ngập mỗi khi trời mưa hay triều cường. Nhiều đêm đang ngủ phải dậy tát nước trong phòng do triều cường lên.

Căng thẳng, mệt mỏi mà không biết kêu than với ai, Khang lại bắt đầu hành trình tìm nhà trọ mới với chai Trà Xanh Không Độ mang theo để giải khát, giúp giảm stress, mong sớm ổn định chỗ trọ để chuyên tâm học tập.

“Không Độ không stress” là lựa chọn của nhiều tân sinh viên trên những nẻo đường xa nhà.

Với Nhật Hạ, nữ sinh buộc phải chuyển trọ trong nước mắt sau khi mới ở được hơn 1 tháng bởi bị trộm mất 1 chiếc laptop giữa ban ngày. Nơi Nhật Hạ ở là một xóm trọ phức tạp, an ninh không đảm bảo bởi cổng chung, mỗi phòng trọ đều có khóa nên nhiều hôm cổng không khóa.

“Chiều hôm đó, bạn cùng phong đi học, mình ngủ trưa ở nhà. Vì thấy mình đang ở phòng nên khi đi, bạn chỉ khép hờ cửa. Khi thức dậy thì chiếc laptop có giá 15 triệu đồng đã “không cánh mà bay”.

Mình chỉ biết ngồi khóc, sau đó tự động viên bản thân “của đi thay người”, uống chai Trà Xanh Không Độ để xua tan căng thẳng, giảm stress và bắt đầu âm thầm tìm phòng trọ mới. Giờ mình ở trong 1 căn chung cư mini, dù giá phòng cao hơn nhưng ít phải nghĩ ngợi về vấn đề an ninh nữa”, Nhật Hạ kể.

P.V  
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Xem thêm