Thứ tư, 12/02/2025 02:34     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 04/06/2014 15:29

Những căn bệnh không nên ăn mướp đắng

Mặc dù mướp đắng là thực phẩm giải nhiệt mùa hè, nhưng không phải ai cũng ăn được.

Mướp đắng còn có tên là khổ qua, là họ nhà dưa hay mướp. Quả mướp đắng có u sần sùi, ăn có vị đắng. Mướp đắng chứa phong phú nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin C.

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hơn nữa còn có tác dụng giảm đường trong máu, chống sưng phù, điều trị độc tố, thúc đẩy khả năng miễn dịch, hạt bổ thận tráng dương. Trị chứng rôm sảy dùng mướp đắng thái miếng xoa lên da.

Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Mặc dù mướp đắng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng mướp đắng thường xuyên.

nhung-can-benh-khong-nen-an-muop-dang-giadinhonline.vn 1

Những người sau đây cần lưu ý khi ăn mướp đắng

1. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú:

Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em. Mặc dầu chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trên cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai.

2. Người mắc bệnh tiêu hóa:

Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).

3. Người bị bệnh huyết áp thấp:

Người bị bệnh huyết áp thấp cũng nên kiêng ăn mướp đắng. Mướp đắng là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.

Tags:
Bé trai 6 tuổi lên cơn co giật do mắc cúm A bội nhiễm
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Trẻ sốt co giật do cúm A: Bác sĩ nhắc phụ huynh không thể thiếu một thứ trong nhà
Tôi đã chữa khỏi bệnh vảy nến ở Bảo Thanh Đường
10 bí quyết thành công của HLV Yoga
Ù tai kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Bác sĩ cảnh báo 4 nguy cơ sức khỏe khi ăn lẩu vào mùa lạnh
Dùng hành tây “xua đuổi” cúm: Bác sĩ nói gì?
Ai có nguy cơ chuyển nặng khi bị cúm?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Chạy bộ trời lạnh có tốt không?
Triệu chứng nhân xơ tử cung là gì, cải thiện ra sao?
Đeo khẩu trang có ngăn ngừa được bệnh cúm?
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Dấu hiệu nào khi bị cúm cần vào viện, phòng bệnh thế nào?
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
4 sai lầm tai hại khi rã đông thực phẩm nhiều người vẫn làm hàng ngày
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
90% người giảm cân dễ bị tăng trở lại
Cách đẩy lùi suy thận độ 1, hết tiểu đêm nhiều lần
Xem thêm