Chủ nhật, 19/05/2024 13:51
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Những ngày cuối năm, không khí tại làng nghề khăn xếp ở thôn Giáp Nhất lại nhộn nhip, tất bật cho những đơn hàng hàng phục vụ lễ cưới hỏi và Tết nguyên đán.

Làng nghề khăn xếp "độc nhất" miền Bắc

Dưới những mái nhà, từng tốp dăm ba thợ nghề đang bận rộn vẽ, phun, cắt may, phơi khăn… Ai nấy đều khẩn trương, nhanh tay hoàn thiện từng chiếc khăn xếp kịp giao hàng đi phục vụ lễ hội, cưới xin, biểu diễn nghệ thuật dịp cuối năm. Đó là không khí những ngày này tại làng nghề Giáp Nhất (Thị trấn Nam Giang, Nam Trực, Nam Định) nơi duy nhất ở miền Bắc còn lưu giữ truyền thống làm khăn xếp.

Không ai còn nhớ làng Giáp Nhất có nghề làm khăn từ bao giờ và cũng không ai nhớ ông tổ của nghề là ai. Người dân nơi đây chỉ biết ông cha cứ đời này qua đời khác truyền lại cho con cháu sau này. Cho đến ngày nay Giáp Nhất vẫn là nơi “gửi hồn Việt” vào những chiếc khăn xếp.

Theo các nghệ nhân thôn Nhất, khăn xếp có 3 loại: khăn dành cho nam, cho nữ và loại khăn cả nam và nữ đều đội được.

Trước đây khăn xếp chủ yếu được làm với duy nhất một màu đen cho đàn ông đội, nhưng để thích ứng với nhu cầu của xã hội, khăn xếp dần dần được chuyển sang đủ các loại màu và mẫu mã cho các mục đích sử dụng khác nhau.

anh1

Anh Đoàn Văn Phi (Thôn Nhất) - Người đã có mấy chục năm gắn bó với nghề làm khăn xếp cho biết, để làm ra một chiếc khăn xếp không hề đơn giản mà có tới 7 công đoạn như cắt vải, máy, quấn, vẽ hoa... Đặc biệt, trong khâu quấn xếp, người làm phải cần mẫn, tỉ mỉ, chặt tay để các nếp không bị xô lệch và đều tăm tắp.

“Đây là phần việc khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nhất trong cả quy trình làm khăn xếp. Một chiếc khăn xếp sau khi hoàn thành phải chắc chắn, độ dày các lớp phải đều nhau, cao độ của từng lớp phải hợp lý. Những người chưa có kinh nghiệm hay cẩu thả thì không thể làm ra được những chiếc khăn đẹp”, anh Phi chia sẻ.

Khác với khăn xếp miền Trung và miền Nam đã được cách tân nhiều chi tiết thì khăn xếp miền Bắc vẫn giữ nguyên hình dạng vốn có từ cổ xưa.

Theo lời kể của chị Lương Thị Thêu, người có hơn 30 năm gắn bó với nghề, điểm khác biệt rõ nhất là khăn xếp miền Bắc có nếp quấn dày hơn và dựng ngang, khăn của miền Trung và miền Nam thì nếp quấn dựng đứng.

Điểm khác thứ hai là phần lưỡi trai khăn xếp miền Bắc quấn, xếp thành hình chữ Nhân còn miền Trung, Nam là hình chữ Nhất.

Khác biệt nữa là búi tó (búi để buộc tóc) của khăn xếp miền Bắc đặt ở phần phía trên đỉnh đầu còn khăn xếp miền Trung, Nam đặt thấp hơn, lùi xuống phía sau gáy.

Khăn xếp là nơi gửi gắm giá trị văn hóa, lịch sử bao đời của dân tộc

Đã có những thời điểm nghề khăn xếp ở thôn Giáp Nhất đứng trước nguy cơ “thất truyền”. Nhưng nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà cái nghề “giữ hồn Việt” trong những chiếc khăn xếp vẫn còn lưu giữ. Trai gái thôn Nhất dù không sinh sống bằng nghề làm khăn xếp nhưng ít nhất họ cũng được truyền dạy lại quy trình làm một chiếc khăn xếp như thế nào.

Hiện nay, thôn Nhất có 5 cơ sở chuyên sản xuất khăn xếp. Mỗi cơ sở lại thuê khoảng 20 gia đình khác theo phương thức mỗi hộ chuyên làm một công đoạn của chiếc khăn. Giờ đây, mỗi công đoạn đều có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị. Năng suất lao động nhờ đó cũng tăng lên.

Anh Đoàn Văn Thủy, chủ cơ sở sản xuất khăn xếp ở tổ dân phố số 3, thôn Nhất cho biết: “Gia đình tôi hiện thuê 20 lao động làm khăn liên tục trong cả năm. Mỗi năm xuất bán khoảng hơn 30 vạn khăn, trừ chi phí, thu nhập vẫn cao hơn nhiều lần so với làm nông nghiệp. Cái hay của nghề này là mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em đều có thể tham gia làm, tận dụng được thời gian rảnh rỗi trong ngày”.

Tuy nhiên, theo anh Thủy làm nghề này đòi hỏi một số những kỹ năng đặc biệt như sự tỉ mỉ, khéo tay vốn không phải ai cũng có, thậm chí “khổ luyện” cũng chưa chắc đã thành nghề. Làm khăn xếp tỷ mẩn là thế nên mỗi ngày, thợ giỏi cũng chỉ làm được khoảng 3 chiếc khăn xếp.

anh 2

Theo chia sẻ của những người dân trong làng, tùy từng loại khăn mà có giá bán khác nhau. Đắt nhất vẫn là các loại khăn chầu dùng cho các giá đồng, khoảng 200.000 đồng/chiếc; các loại khăn còn lại dao động từ 20.000 đồng trở lên tùy loại lớn, nhỏ.

Hàng trong thôn được xuất bán chủ yếu ra phố Hàng Quạt, Hà Nội rồi từ đây tỏa đi khắp các vùng miền trong cả nước. Chỉ cần người mua gọi điện đặt hàng, các cơ sở sản xuất trong thôn sẽ đóng hàng gửi đi kịp thời.

anh gdvn

Có thể nói, dù giá trị kinh tế của một chiếc khăn xếp mang lại không quá cao, đặc biệt 2 năm trở lại đây do đại dịch COVID19 diễn biến phức tạp, các lễ hội, cưới, hỏi… hạn chế tổ chức khiến nghề khăn xếp phần nào bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với các nghệ nhân và người dân Giáp Nhất chiếc khăn xếp mang một giá trị văn hóa, lịch sử bao đời của dân tộc, còn quý hơn cả tiền bạc vì thế các thế hệ con cháu cần có trách nhiệm lưu giữ.

Đức Anh - Thúy Ngà  
Kiểm soát huyết áp bằng 5 đồ uống buổi sáng
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
40 đa dục đại sự sẽ mất, 50 đa tình gà chó không yên
Vợ đảm giữ gìn hạnh phúc nhờ những bữa ăn ngon
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội
Xem thêm