Thứ sáu, 29/11/2024 06:45     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 21/06/2019 09:02

Nhà báo và mạng xã hội: Từ cái đầu đến ngón tay

Sự tiện ích, tiện lợi, thể hiện quan điểm và cảm xúc ngay không qua kiểm duyệt đôi khi khiến nhà báo không làm chủ được đứa con tinh thần của mình trên mạng xã hội.

Có rất nhiều dòng trạng thái mang lại hiệu ứng tích cực, góp cho xã hội tiếng nói có ích, nhưng cũng cũng có những dòng trạng thái khiến nhà báo bị treo bút, mất nghề trong những tình huống đầy bất ngờ.

Thời gian qua, khi sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các thiết bị cầm tay trở thành bạn thân thiết của nhiều người, thì nhà báo có thêm một nơi để thi triển viết lách, đó là mạng xã hội, trong đó Facebook chiếm ưu thế nhất. Có những trang Facebook do nhà báo lập ra, có lượng bạn bè, lượng theo dõi lớn, có sức ảnh hưởng đôi khi bằng cả một tờ báo. Điều này giúp nhà báo chia sẻ các tác phẩm của mình đến nhanh hơn, rộng hơn, tương tác trực diện hơn với công chúng.

Một số nhà báo trong các tuyến thông tin (đôi khi có nhiễu loạn, hoặc chưa rõ, hoặc đa chiều, nhiều chiều đan xen khó phân định) đã định hướng một cách xuất sắc bạn đọc của mình, tránh được những suy diễn, xuyên tạc, gây hoang mang dư luận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nhà báo có những cách thể hiện khác nhau giữa bài báo và status trên Facebook khiến bạn đọc nhìn nhận sự việc theo các hướng khác nhau, đôi khi gây ra những bối rối, khiến bạn đọc bơi giữa biển thông tin, mất phương hướng. Có nhà báo thiếu cân nhắc đã gây ra những hệ lụy khôn lường, đến mức Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông phải xem xét tư cách nhà báo khi tham gia mạng xã hội, có không ít nhà báo bị thu thẻ hành nghề, bị tòa soạn kỷ luật, thậm chí mất việc.

Empty

Mạng xã hội là công cụ tích cực và hiệu quả của các nhà báo (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, có tình trạng, một số nhà báo khi thể hiện quan điểm trước các vấn đề lớn được dư luận quan tâm, thường có ranh giới khá mong manh, khiến một số đối tượng lấy đó là cớ để xuyên tạc, lôi kéo, làm rối thêm tình hình. Thời gian qua, đã xảy ra một số trường hợp đáng tiếc buộc cơ quan chức năng phải xử lý. Một diễn biến khác, hiện tượng tin giả tràn lan trên mạng xã hội, đưa nhà báo vào những ma trận thông tin, bị mạng xã hội dẫn dắt, khiến một số tác phẩm báo chí đi lệch hướng, khiến tòa soạn phải đính chính, xin lỗi và thậm chí bị xử lý vì vi phạm nguyên tắc đa chiều của báo chí chính thống.

Tiện lợi, ngay và luôn của mạng xã hội đang mang đến cho hoạt động nhà báo nhiều điểm sáng nghề nghiệp nhưng cũng gây ra rất nhiều thách thức. Điều này được các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý và Hội Nhà báo Việt Nam nhận thức một cách sâu sắc. Một số cơ quan báo chí lớn, đã ra các quy định cụ thể về việc hoạt động trên facebook đối với người của mình; Hội Nhà báo Việt Nam đã có quy định cụ thể. Tuy nhiên vẫn có nhà báo sơ sẩy, vấp ngã.

Quy định đã có, chế tài đã có, vậy cần gì nữa để nhà báo vững vàng với nghề, bản lĩnh trên mạng xã hội? Đó là, cần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị để bất kỳ ở đâu, không chỉ trên mặt báo, trên mạng xã hội nhà báo phải là nhà báo. Phát ngôn của nhà báo khi giao tiếp với công chúng, dù mức độ, quy mô khác nhau, thì vẫn là nhà báo. Đây là quan điểm rất rõ ràng mà các tòa soạn báo phải nắm rõ để đào tạo, giáo dục, truyền thông và ra quy định về cụ thể, quản lý sát sao việc này.

Khi nhà báo phát ngôn, có nghĩa là đang đại diện cho chính mình, cho tòa soạn để thể hiện quan điểm nhất quán trong các dòng tin, bài báo, từng status về những vấn đề có ảnh hướng đến xã hội. Bên cạnh đó, tòa soạn, cơ quan báo chí, cơ quan quản lý phải có những chế tài để đội ngũ của mình không bị sa sẩy dù vô tình hay cố ý (bị mua chuộc, lợi ích nhóm, thậm chí là diễn biến tư tưởng).

Nhà báo và mạng xã hội, một câu chuyện thời sự nóng hổi không chỉ trong giới mà với công chúng. Khi nhà báo là chính mình ở mọi góc độ truyền thông thì công chúng hưởng lợi từ những thông tin tốt, và ngược lại. Đây là câu chuyện trở nên “nóng hơn” của các tòa soạn trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 và các nhà báo đang ở tuyến đầu của thông tin.

Nhà báo - mạng xã hội, từ cái đầu đến ngón tay, dù quy định, chế tài đã có những vẫn phải luôn thân trọng với chính mình. Nghĩ kỹ trước khi gõ phím!

->"Mạng xã hội đã trở thành “cánh tay nối dài” cho các nhà báo"

Xem thêm: Kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (Nguồn: Nhân dân tv)

Thạc sỹ Lê Hồng Sáng  
Khi mẹ là cô giáo
Tài không vào cửa gấp, phú không vào cửa lệch
Nhận bài học phũ phàng sau buổi họp lớp tuổi trung niên
Tài sản lớn nhất cuộc đời là người vợ xấu, đất cằn và chiếc áo bông rách
Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?
Doanh nhân nghĩ lớn và làm khác
Bữa tối 'bất ổn' vì… Pickleball
Đi qua lũ lụt để thấy yêu thương những điều bình dị
Sếp và bạn thân cùng lúc mượn xe, bạn sẽ cho ai?
Fake news, câu like giữa tâm lũ: Việc làm của những kẻ vô lương tâm
Ai là người hạnh phúc nhất?
Đâu là hạnh phúc của con trẻ?
Một lần ngồi khoang hạng nhất
Điểm 10 môn Văn: Học sinh giỏi hay 'điểm của thầy'?
Quả báo thường xuất hiện sau tuổi 50
Những đứa trẻ… smartphone
Cuộc sống ra sao khi không MXH, điện thoại, tiệc tùng?
Những đứa trẻ nhất định không được sinh ra trong tháng 'cô hồn'
10 điều cấm kỵ trong đối nhân xử thế, phạm phải đen đủi đủ đường
Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống
Xem thêm