Nguyên tắc sống còn khi bị tạt axit vào người
Xử trí đúng cách ngay từ đầu giúp nạn nhân giảm đáng kể tổn thương nhưng thực tế rất ít người có kiến thức sơ cứu các tai nạn axit.
Hậu quả khủng khiếp khi bị bỏng axit
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tạt axit trả thù gây rung động dư luận. Trong đó có nhiều vụ để lại hậu quả nặng nề về thể xác cũng như tinh thần cho nạn nhân. Khi bị axit tạt vào người rất nguy hiểm, nó có thể hủy hoại cơ thể thậm chí khiến nạn nhân bị bỏng nặng dẫn đến thương tật vĩnh viễn, khiến họ không thể hòa nhập với xã hội.
Tạt axit để lại những hậu quả nặng nề về thể xác và tinh thần cho nạn nhân (Ảnh minh họa)
Trong cuộc sống, có thể vì bất cẩn hoặc lý do không may nào đó khiến bạn rơi vào tình trạng bỏng axit hoặc hóa chất. Vết bỏng nhẹ thường liền tự nhiên mà không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp axit hoặc hóa chất gây bỏng da gây tổn thương nặng bạn cần biết cách xử lý kịp thời.
Thường những vụ bị bỏng axit gây tổn thương nặng 1 phần là do chưa biết cách sơ cứu ngay khi bị bỏng khiến vết thương ăn sâu và lan rộng. Vậy, cần phải làm gì khi không may bị bỏng axit?
Cách xử lý khi bị axit tạt vào người
Khi gặp người bị tạt axit vào người, bạn cần xem xét theo mức độ nặng nhẹ của vết thương do axit gây ra. Nếu axit chỉ bám nhẹ vào quần áo nạn nhân thì ngay lập tức bạn hãy xé bỏ hết quần áo trên người họ tránh để phần axit ở áo quần tiếp xúc vào da.
Nhưng nếu trường hợp quần áo đã bị tan chảy chính vào da rồi thì không được cởi vì nó sẽ làm lột da, gây đau đớn và nguy hiểm hơn cho người bệnh. Chú ý bạn nên dùng găng tay hoặc vải sạch để xử lí tình huống, không để da tiếp xúc trực tiếp với axit.
Việc sau đó bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách dùng nước để rửa sạch hóa chất trên bề mặt da nạn nhân dưới vòi nước lạnh trong vòng 15 phút trở lên. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế tối đa quá trình axit hút nước ở cơ thể.
Dùng nước sạch để loại bỏ axit trên bề mặt da (Ảnh minh họa- nguồn Tuổi trẻ)
Lưu ý khi rửa dưới vòi nước cần giữ tư thế sao cho không để axit chảy vào các vùng khác của cơ thể và tuyệt đối không được kỳ cọ, chà xát da của nạn nhân.
Đối với trường hợp nếu không may axit dính vào mắt, tuyệt đối không dụi mắt và chỉ dùng nước hoặc nước muối sinh lý để rửa sạch axit. Nếu nạn nhân đeo kinh áp tròng thì ngay lập tức phải tháo ra ngay. Có thể dùng vòi hoa sen phun nước ấm lên trán cho nước chảy tràn qua bên mắt bị hóa chất. Hoặc hướng vòi phun vào phần sống mũi giữa hai mắt nếu cả hai mắt đều bị dính hóa chất.
Cúi đầu dưới vòi nước và nghiêng sang một bên. Sau đó cố mở bên mắt bị hóa chất trong khi cho nước chảy nhẹ nhàng.
Sau khi đã tiến hành sơ cứu xong, bạn cần che phủ vùng bị bỏng bằng gạc khô hoặc quần áo sạch để ngăn ngừa bụi bẩn bám vào vết thương gây nhiễm trùng thêm và sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Những nguyên tắc khi thực hiện sơ cứu người bị tạt axit
- Tuyệt đối không ngâm vết thương trong nước vì vết thương do axit gây ra rất dễ bị nhiễm trùng, bạn chỉ được phép dùng vỏi rửa cho axit trôi đi.
- Không cố gắng gởi bỏ quần áo dính chặt trên người nạn nhân vì sẽ gây đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng hơn rất nhiều lần.
- Không sử dụng khăn lau có sợi. Các sợi có thể dính vào vết bỏng và gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vào vết thương nữa.
- Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng bôi lên vết bỏng. Chúng sẽ dính vào vết thương và gây đau đớn cho nạn nhân.
- Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng để tránh vi khuẩn thâm nhập khiến vết thương nhiễm trùng nặng hơn.
->Những vụ tạt axit trả thù tình rúng động dư luận để lại hậu quả khủng khiếp
Xem thêm: Những sai lầm khi sơ cứu khiến bệnh nhẹ thawnhf nặng (Nguồn Zing)