Thứ sáu, 14/03/2025 21:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Thứ bảy, 15/01/2022 07:37

Nguy hiểm khi nhiều người muốn trở thành... F0 trước Tết Nguyên đán

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều người dân có tâm lý muốn trở thành F0 trước Tết để phục hồi sức khỏe trước thềm năm mới. Chuyên gia y tế cho rằng, đó là quan điểm sai lầm có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả.

Chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng?” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần thiết bị y tế T.A.F tổ chức, PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nêu một vấn đề đáng báo động hiện nay.

gia dinh Vn
PGS. TS Trần Đắc Phu và các chuyên gia tại tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhiều người có tâm lý “trước sau cũng mắc Covid-19” thì nên mắc Covid trước Tết để kịp phục hồi sức khỏe trước thềm năm mới. Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, tâm lý này rất nguy hiểm cho cộng đồng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, có 4 nguy hiểm rất lớn khi nhiều người hiện nay có tâm lý muốn trở thành F0 trước Tết.

Thứ nhất, những người mắc F0 không may trở nặng, rất khó kiểm soát. Điều này là cực kỳ nguy hiểm.

Thứ 2, những trường hợp khi mắc Covid-19 không có triệu chứng tiếp xúc với rất nhiều người, sẽ tạo nguồn lây cho cộng đồng, lây cho gia đình, nhất là những người thân chưa tiêm vaccine lại càng nguy hiểm.

Thứ 3, người mắc Covid-19 sẽ bị triệu chứng hậu Covid.

Thứ 4, hiện tượng tái nhiễm Covid. Theo Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), có rất nhiều trường hợp sau khi chữa khỏi Covid-19, thời gian sau vẫn tiếp tục tái nhiễm.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Trần Trung Hòa khẳng định, việc người dân có suy nghĩ mắc COVID-19 bị dăm ba bữa sẽ khỏi bệnh do bản thân không bị bệnh nền, vì thế nhiễm trước Tết để kịp phục hồi sức khỏe trước thềm năm mới là rất nguy hiểm.

“Chỉ cần một người bị nhiễm COVID-19 sẽ là nguồn lây cho những người khác có tiếp xúc”, chuyên gia Trần Trung Hòa nói.

toa dam

PGS. TS Trần Đắc Phu cho hay, Tết đã cận kề, mỗi người dân hãy tự ý thức trong cách phòng chống dịch. Cá nhân vẫn phải tự phòng bệnh cho mình, cho chính gia đình của mình và cho xã hội.

Đặc biệt những ngày Tết để giảm tình trạng lây lan dịch, người dân hạn chế thăm nom, hạn chế tiếp xúc đám đông, hạn chế ăn nhậu,... để phòng bệnh.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng nhấn mạnh: Covid rất dễ lây nhưng cũng rất khó lây, nó phụ thuộc vào thái độ của chúng ta, đặc biệt khi chúng ta chuyển sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

“Hiện nay, hầu hết chúng ta đã tiêm vaccine nhưng không vì thế mà có tâm lý thả lỏng mà vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc 5K của Bộ Y tế. Những trường hợp F0 đang điều trị cũng không quá lo lắng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, khó xử lý”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

gdvn1

Kể từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc Covid-19 mới ghi nhận trong nước là 1.985.320 ca, trong đó có 1.663.403 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Chỉ tính riêng đến ngày 14/1, Bộ Y tế cho biết có 16.040 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lần đầu vượt mốc 3.000 ca.

Để giảm tải tình trạng để giảm áp lực cho các cơ sở điều trị, việc điều trị F0 tại nhà đang là mô hình điều trị phù hợp nhất hiện nay. Cả nước hiện có hơn 147.000 F0 đang điều trị tại nhà. Riêng tại Hà Nội, con số này là hơn 47.300 (tăng hơn 2.000 ca so với hôm qua), chiếm hơn 83% tổng số các bệnh nhân dương tính đang điều trị và theo dõi ở Thủ đô.

Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá việc F0 được điều trị tại nhà sẽ giảm tải cho hệ thống y tế, chính quyền và chính các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ cũng đã thực hiện điều trị F0 tại nhà từ lâu.

“Tôi cho rằng F0 điều trị tại nhà rất phù hợp và hợp lý với tình hình hiện nay”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay.

Trong quá trình cách ly, điều trị F0 tại nhà, ông Phu nhấn mạnh các F0 cần hết sức bình tĩnh để xử lý những vấn đề như tâm lý, quan hệ với gia đình, phòng vệ bản thân, cách ly với gia đình.

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng?" do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng Công ty TAF Medical tổ chức.

logo

-->> Điều trị F0 tại nhà: Làm gì để hiệu quả cho bệnh nhân, an toàn với gia đình và cộng đồng?

Thúy Ngà  
Tạp chí điện tử Gia đình Việt Nam
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm