Thứ năm, 09/05/2024 13:42
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 03/09/2023 09:00

Nguy cơ nhiễm trùng, mù lòa do tự chữa đau mắt đỏ tại nhà

Tự ý sử dụng thuốc trị đau mắt đỏ tại nhà mà không có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn, thậm chí gây mù lòa.

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra phổ biến đang có dấu hiện gia tăng nhanh hiện nay. Tại các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa mắt hầu hết đều ghi nhận gia tăng bệnh nhân đau mắt đỏ.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp mắc đau mắt đỏ nhưng ngại đến bệnh viện, tự xin đơn thuốc điều trị tại nhà khiến bệnh trở nặng, thậm chí nguy cơ mù lòa.

Chị Chi (27 tuổi, Hà Nội) thấy con gái 4 tuổi bị đau mắt đỏ nên đã gọi điện người bạn thân xin đơn thuốc vì trước đó con của người bạn này cũng nhiễm bệnh. Đơn thuốc ghi một loại thuốc kháng sinh và một loại nước mắt nhân tạo, kèm hướng dẫn cách chăm sóc.

"Sáng nay thấy mắt con hơi đỏ, nghĩ con chớm bệnh nên chưa muốn đưa đi khám. Giờ này vào bệnh viện chỗ nào cũng đông bệnh nhân, trước mắt tôi tự nhỏ thuốc cho con, nếu không đỡ mới đi viện", chị Chi chia sẻ.

Ba ngày sau, chị cho con nhập viện vì tình trạng ngày càng nặng, hai mắt trẻ sưng vù, đau nhức, bác sĩ kết luận võng mạc bệnh nhi bị trầy xước - một biến chứng của đau mắt đỏ, nếu không chữa trị kịp thời nguy cơ giảm thị lực.

Còn con trai 7 tuổi của chị Lan ở Bắc Ninh bị đau mắt đỏ lần thứ 2 trong mùa dịch năm nay. Hai tháng trước, chị ra hiệu thuốc gần nhà mua thuốc nhỏ mắt cho con, sau vài ngày thì khỏi. Lần tái mắc này, chị cũng dùng đơn thuốc cũ nhưng không có tác dụng, mắt trẻ vẫn đỏ ngầu.

"Nay đã là ngày thứ 3 rồi mà mắt con vẫn đỏ và sưng hơn. Sợ quá, tôi đưa bé đến bệnh viện, bác sĩ kết luận bị viêm kết mạc nặng, có giả mạc, không bóc giả mạc thì thuốc ngấm được", người mẹ nói.

dau-mat-do-o-tre-em-2-600x400

Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

ThS.BS Mai Thị Anh Thư, Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, cho biết dịch viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ, hiện diễn biến khá phức tạp với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt rất đông, trong đó nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi và bệnh đã chuyển biến nặng.

Theo bác sĩ, trẻ trở nặng xuất phát một phần từ tâm lý chủ quan của phụ huynh, như không đi khám ngay khi con đau mắt, tự xin đơn thuốc hoặc ra nhà thuốc xin tư vấn của người bán.

"Tôi cũng được rất nhiều bệnh nhân hay người thân, người quen gọi điện hỏi xin đơn thuốc để nhỏ cho con. Tuy nhiên, không phải cứ mới bị là nhẹ và nhỏ thuốc sẽ đỡ", bác sĩ Anh Thư nói.

Theo vị bác sĩ, bệnh đau mắt đỏ có thời gian ủ bệnh 5 - 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Tùy vào mức độ của bệnh, nguyên nhân cũng như khả năng đáp ứng với thuốc mà quá trình điều trị có thể từ vài ngày đến vài tuần.

Nhiều trường hợp nhập viện thời điểm này bị nặng, có tình trạng giả mạc do virus adenovirus gây ra.

“Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại virus này. Việc kê kháng sinh là để hạn chế và phòng ngừa khả năng bội nhiễm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí mù lòa", bác sĩ Thư khuyến cáo.

Bên cạnh đó, việc tra thuốc mắt đối với trẻ không dễ dàng nếu các em không hợp tác. Thuốc có thể theo nước mắt ra ngoài. Vì vậy, cần có phương pháp tra thuốc như tận dụng thời gian trẻ ngủ để thuốc thấm vào bên trong.

Do đó, cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, tuyệt đối không được tự ý xin đơn thuốc của người khác. Thông báo với bác sĩ nếu trẻ không hợp tác khi tra thuốc hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường của bệnh để có phương án điều trị hiệu quả.

Bác sĩ khuyên phụ huynh nên tra thuốc vào các thời điểm trẻ ngủ, khoảng 5h sáng, giờ ngủ trưa (sau khi ngủ và chuẩn bị thức), buổi tối (sau khi ngủ). Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý, dùng bông sạch lấy hết tiết tố ở mắt. Khử khuẩn, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng sau khi đến chỗ đông người.

Trẻ bị đau mắt đỏ phải được cách ly tại nhà, sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng. Chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus xâm nhập. Trường hợp đau mắt đỏ nặng có giả mạc hoặc biến chứng trên giác mạc phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

-->> Gần 50 trẻ nhập viện viêm kết mạc cấp, cảnh báo dịch đau mắt đỏ lây lan nhanh

Thúy Ngà  
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Khám miễn phí cho trẻ đặc biệt nhân Tháng Tự kỷ Thế giới
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
Xem thêm