Thứ bảy, 18/05/2024 10:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 25/04/2020 10:30

Người mạnh mẽ phản ứng thế nào khi đối diện với đại dịch?

Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với đại dịch. Tuy nhiên, với những người mạnh mẽ, họ sẽ có những cách đối diện khác thường khiến ai cũng phải học hỏi.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 đang ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Tất cả chúng ta đều đang cố gắng đối mặt với điều này như thích nghi với những thói quen mới, đối phó với căng thẳng tài chính,…

Hầu hết chúng ta đều biết những điều cơ bản khi sống chung với dịch bệnh. Điều quan trọng là tạo thói quen hàng ngày, tập thể dục và kết nối xã hội của chúng tôi thông qua phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, những người có tinh thần mạnh mẽ sẽ có những cách phản ứng khác.

Hạn chế đọc tin tức

Nghiên cứu cho thấy có hai yếu tố dự báo chính cho việc một người sẽ phản ứng tốt như thế nào trong một cuộc khủng hoảng như đại dịch. Đầu tiên là họ sẽ dễ bị tổn thương trước cuộc khủng hoảng hay không? Thứ hai là họ đã tiêu thụ bao nhiêu tin tức trong cuộc khủng hoảng.

song manh me Giadinhvietnam (1)

Người mạnh mẽ luôn biết cách chọn lọc thông tin (Ảnh minh họa)

Tiếp xúc với phương tiện truyền thông liên tục có thể dẫn đến căng thẳng chấn thương. Ví dụ, trong một nghiên cứu được thực hiện sau vụ khủng bố 11/9, vài giờ tiếp xúc với truyền thông sau cuộc khủng bố gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất kéo dài 2-3 năm sau đó ở những người tham gia nghiên cứu. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện trong vụ dịch Ebola năm 2014, tiếp xúc với phương tiện truyền thông hàng ngày gia tăng tình trạng đau khổ.

Những người có tinh thần mạnh mẽ hạn chế tiếp xúc với tin tức, họ chọn lọc những thông tin tin cậy, hạn chế xem những hình ảnh tiêu cực về đại dịch.

Chấp nhận tình cảnh này là bình thường

Những cá nhân mạnh mẽ về tinh thần chấp nhận tình cảnh của họ như bình thường vì khó khăn không của riêng ai.

Đại dịch đã khiến cuộc sống của nhiều người đảo lộn: mất việc, học trực tuyến, không thể dự đám tang hoặc gặp người thân,... nhưng nếu mạnh mẽ, chúng ta sẽ vượt qua tất cả.

Cẩn thận chọn lọc người hướng thông tin

Những người có tinh thần mạnh mẽ theo dõi những người cung cấp thông tin một cách khoa học, chính thống. Họ không để những thông tin gây hoang mang ảnh hưởng đến họ.

Một số nguồn tin đáng tin cậy như WHO, CDC luôn cập nhật những tin tức an quan trọng về đại dịch.

Tập trung vào sự thật

Theo Tiến sĩ Marsha Linehan, người tạo ra Liệu pháp Hành vi biện chứng (DBT), tất cả chúng ta đều có ba trạng thái của tâm trí: một tâm trí cảm xúc, một lý trí và một trí tuệ khôn ngoan. Tâm trí cảm xúc của chúng ta là nơi thể hiện cảm xúc; tâm trí lý trí là nơi sự kiện và logic chiếm ưu thế và tâm trí khôn ngoan là sự pha trộn giữa hai.

song manh me Giadinhvietnam (2)

Hãy đối mặt với đại dịch với một tinh thần mạnh mẽ (Ảnh minh họa)

Trong cuộc khủng hoảng đại dịch, con người sống cảm tính là điều đương nhiên. Tuy nhiên, những người mạnh mẽ sẽ có ý thức chuyển sang trạng thái lý trí bằng cách tập trung vào các sự kiện logic. Điều đó đã khiến họ tránh được những trạng thái tiêu cực không cần thiết.

Ngồi thiền

Lợi ích của thiền bao gồm giảm lo âu, giảm căng thẳng, giảm trầm cảm và cải thiện sức khỏe cảm xúc và sức khỏe. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thiền định lâu dài có thể bình tĩnh hơn sau khi tiếp xúc với các kích thích căng thẳng.

Hạn chế gặp người tiêu cực

Những người mạnh mẽ nhận biết được những con người và hành vi độc hại. Các hành vi như buôn chuyện, nói dối, đòi hỏi, tự cho mình là trung tâm... là các hành vi khá tiêu cực. Trong thời gian dịch bệnh, việc loại bỏ năng lượng độc hại là rất quan trọng cho bạn sinh tồn trong đại dịch Covid-19.

Tập trung vào việc tự chăm sóc bản thân

Những người mạnh mẽ về tinh thần luôn tự biết cách chăm sóc bản thân và cố gắng linh hoạt với những thói quen mới. Khi nhiều phòng tập thể dục bị đóng cửa, họ có thể chọn các lựa chọn việc tập thể dục ngoài trời chẳng hạn như chạy, đi bộ, đi xe đạp và tập yoga. Họ ưu tiên những thứ sẽ giúp họ vượt qua đại dịch như tăng tiếng cười, kết nối với gia đình, bạn bè và nghỉ ngơi đầy đủ.

-> Thế giới thay đổi thế nào sau đại dịch COVID-19?

Thùy Linh (Theo Psychologytoday)  
Bắt con xin lỗi ngay khi làm sai, cha mẹ không hay biết đang tạo thói quen nguy hiểm cho trẻ
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?
Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
'Kỳ phùng địch thủ' trên sân nhưng Messi và Ronaldo lại chung cách dạy con
'Chết sững” khi đọc mẩu giấy vụn trong phòng con trai
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
Xem thêm