Thứ ba, 19/11/2024 11:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 13/09/2024 05:00

Người dân vùng ngập lụt cần làm gì khi nước rút?

Mưa bắt đầu giảm ở miền Bắc và một số địa phương nước đang trên đà rút. Lũ lụt qua đi là khi dịch bệnh sẽ sinh sôi do đó cần chú ý nhiều điều để an toàn cho sức khỏe.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng 12/9, mưa ở nhiều khu vực miền Bắc nước ta đã giảm và sẽ tiếp tục giảm nhanh từ nay đến cuối tuần. Tại Hà Nội, mực nước sông Hồng đã chững lại và được dự báo sẽ giảm nhanh.

Ở một số địa phương, người dân đang dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc để mau chóng ổn định lại cuộc sống sau thiên tai.

Ngập trên phố Phúc Tân, phường Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút?

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản của nhân dân sau thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên thực hiện các hướng dẫn sau:

1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.

2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.

3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.

4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.

6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.

Sau lũ, người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm... bằng các biện pháp sau:

- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Khử trùng nước sử dụng cho uống và sinh hoạt, bảo đảm dùng nước sạch trong ăn uống.

- Làm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút.

- Ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

- Nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác động vật theo hướng dẫn của lực lượng chức năng (có thể dùng vôi bột).

- Phun hóa chất diệt côn trùng, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải đựng nước, hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Chú ý mắc màn khi đi ngủ.

- Kịp thời phát hiện và dập tắt các bệnh truyền nhiễm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

T. Linh  
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Bóng đá và bóng chuyền Thanh Hóa cùng nhau 'lên đỉnh' trong 1 ngày
Mọc lông khắp người sau 3 tháng tự dùng thuốc gia truyền để tăng cân
Vì sao 11/11 hằng năm được chọn là Ngày lễ Độc thân?
Phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn
Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng
Xem thêm