Thứ bảy, 18/05/2024 14:27
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 30/01/2020 08:32

Người dân Thủ đô nô nức đi lễ chùa ngày đầu xuân Canh Tý

Các điểm văn hóa tâm linh tại thủ đô Hà Nội chật kín người đến thắp hương, lễ bái ngày đầu xuân Canh Tý 2020

Những ngày đầu xuân năm mới, là thời khắc thanh tịnh nhất của một năm, là thời khắc tâm hồn, trí tuệ con người được khai mở. Việc người dân đến với các điểm văn hóa tâm linh như đền chùa những ngày đầu năm mới là nét văn hóa đẹp mang giá trị nhân văn của người Việt trải qua lịch sử hàng ngàn năm qua.

Người dân đến với các điểm văn hóa tâm linh không chỉ cầu sức khỏe, sự bình an, mà ẩn trong sâu thẳm của nhận thức là để dâng nén hương thơm, tưởng nhớ đến nguồn cội, đến công lao, công đức của các vị tiền nhân đã có công với dân, với nước, và qua đó cũng là cách để giáo dục sâu sắc đối với các thế hệ mai sau.

20200128_105442

Đền Quán Thánh (phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội)

Ngày mùng 3 Tết, tại Đền Quán Thánh (phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) rất đông du khách về đây để thắp hương, lễ bái.

20200128_105346
20200128_111036

Người dân về lễ bái tại Đền Quán Thánh ngày đầu xuân Canh Tý 2020

Đại diện Công an phường Quán Thánh cho biết: “Người dân về đền Quán Thánh thắp hương từ tối 30 Tết. Hàng năm cứ đến dịp lễ, tết tại ngôi đền này luôn đón tiếp một lượng lớn du khách thập phương trong nước và nước ngoài hành hương về đây. Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn, và từ trước tới nay nhiệm vụ đó luôn được mỗi cá nhân, tập thể ý thức và hoàn thành xuất sắc. Đặc biệt, trước mỗi sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn, chúng tôi luôn được sự chỉ đạo, sát sao của UBND quận Ba Đình (TP. Hà Nội). Ý thức được trọng trách đó, Công an phường Quán Thánh luôn chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo tối đa vấn đề an ninh, để người dân người dân, du khách về đây đi lễ được an tâm”.

20200129_101753

Chùa Phúc Khánh, (phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội)

Mặc dù lịch cầu an tại chùa Phúc Khánh phải đến ngày mùng 6 mới bắt đầu diễn ra, thế nhưng theo ghi nhận, từ ngày mùng 5 tết lượng du khách thập phương đã đến đây rất đông.

20200129_102258

Người dân viết các thông tin để chuẩn bị cầu an

Chị Nguyễn Trà Giang, một du khách đến từ Hà Nam cho biết: “Hôm nay tôi đến đây làm các thủ tục để cầu an cho gia đình. Việc làm này với gia đình tôi diễn ra đều đặn suốt 25 năm qua. Đến với nhà chùa để cầu an, tôi chưa biết được kết quả như thế nào, nhưng tâm được thoải mái, và công việc cũng vậy mà trôi chảy”.

20200129_103547
20200129_103113

Dù chưa đến lễ cầu an nhưng đã rất đông du khách, phật tử về chùa Phúc Khánh để thắp hương, lễ phật

Trao đổi với Đại đức Thích Minh Đức – Trụ trì chùa Phúc Khánh được biết: “Hàng năm rất đông du khách thập phương về đây để cầu an (Cầu nguyện quốc thái dân an). Khác với những năm trước, năm 2020 nhà chùa sẽ tổ chức cầu an từ 19 giờ ngày mùng 6 tháng 1 Âm lịch để tránh tình trạng đông đúc, chen lấn vất vả cho phật tử và cho người dân về đây lễ phật”.

20200129_104132

Hai em bé bán muối cho du khách hành hương (Tục mua muối được người xưa nhắc nhớ trong câu tục ngữ: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, và có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình).

Một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng bậc nhất của thủ đô Hà Nội là Quốc Tử Giám (trường Đại học đầu tiên của Việt Nam) là nơi thu hút rất đông du khách thập phương với đủ các giới, các lứa tuổi khắp mọi miền tổ quốc.

20200129_110400

Điểm trông xe chật kín trong khuôn viên Quốc Tử Giám

20200129_111631

Dòng người đổ về khiến khoảng sân của Quốc Tử Giám đông và chật như nêm

20200129_111321
20200129_111443

Khác với mọi năm, năm nay Ban quản lý Quốc Tử Giám đã làm rào chắn và không còn hiện tượng xoa vào đầu các cụ rùa

20200129_111846

Lực lượng công an cũng có mặt để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách

20200129_111604(0)

Hai học sinh phấn khởi vì xin được chữ đầu năm

Đến Quốc Tử Giám thắp hương, lễ bái ngày đầu năm là hoạt động có ý nghĩa vô cùng nhân văn bởi trong suy nghĩ của mỗi người Việt từ xưa tới nay, người thầy luôn là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo thầy mà trở thành người có đức, có nhân, có tài để đứng ra giúp nước.

Hoàng Sơn  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm