Thứ tư, 20/11/2024 05:14     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/09/2023 05:30

Ngược đời, cha mẹ cắm đầu điện thoại nhưng bắt con tắt tivi học bài

Nhiều bậc cha mẹ cho mình tự do cắm đầu vào điện thoại cả buổi tối nhưng lại chỉ trích, đánh đập, la mắng khi con xem tivi mà không hay thực ra con cái chỉ bắt chước bố mẹ chúng.

Một cậu bé năm nay thi trượt đại học, vào ngày công bố điểm, cả xóm nghe thấy tiếng bố mẹ cậu la mắng: “Bố mẹ tốn nhiều tiền như vậy mà con lại chỉ được kết quả này, con không xứng đáng làm con của bố mẹ. Thật đáng thất vọng”.

Cậu bé không nói nên lời, chỉ biết khóc nức nở. Được biết, bố mẹ cậu lúc nào cũng chỉ biết đến công việc của mình, không quan tâm nhiều đến con cái nhưng lại yêu cầu học tập rất cao đối với con.

Mỗi lần cậu không đáp ứng được yêu cầu của họ trong kỳ thi, họ sẽ la mắng cậu bé.

Có những bậc cha mẹ cứ luẩn quẩn, không bỏ nhiều công sức cho con cái mà lại hết sức yêu cầu con làm cái này cái nọ. Một khi không đạt yêu cầu sẽ chỉ trích, đánh đập, mắng mỏ, trách trẻ không chú ý.

Kiểu cha mẹ thất bại nhất là những người khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn nhưng lại cố gắng hết sức để kiểm soát con cái. Dù bản thân họ không thể làm được mà lại bắt con cái phải hoàn thành.

kiem soat con cai Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tôi nhớ có lần đến nhà một người bạn và tình cờ thấy cô bạn mắng cậu con trai lớp ba: “Hôm nay con xem TV bao lâu rồi mà vẫn chưa làm bài tập về nhà?”

Con trai nói vặn lại: “Mẹ ngồi đó xem điện thoại suốt buổi chiều mà?”.

Nói xong, con trai miễn cưỡng lấy bài tập ra, tựa hồ đang học bài nhưng mắt vẫn liếc về phía TV.

Bạn tôi nhìn thấy không khỏi hét lên: "Có ai giống con mà vừa xem TV vừa làm bài tập không? Thật là quá đáng!".

Cậu bé cũng khó chịu: “Chẳng phải mẹ vẫn vừa làm vừa nghịch điện thoại sao. Người lớn luôn luôn như vậy”.

Nhiều cha mẹ đặc biệt thích những “tiêu chuẩn kép” trong cuộc sống, cố gắng hết sức để kiểm soát con mình dù bản thân họ không thể làm được.

Yêu cầu trẻ có tính tự giác, yêu cầu trẻ tập trung và nghiêm túc trong học tập, yêu cầu trẻ luôn đạt kết quả tốt,…

Mọi đứa trẻ đều bắt chước hành vi của cha mẹ và theo bước cha mẹ để đi thật xa. Hầu hết các vấn đề của trẻ đều phản ánh vấn đề của cha mẹ chúng.

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ có nhiều vấn đề như lười biếng, không nghiêm túc trong công việc, không thích học tập... Nhưng họ phớt lờ rằng con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, và hầu hết các vấn đề ở trẻ đều là sự phản ánh từ bên ngoài các vấn đề của cha mẹ.

Cha mẹ là bản gốc, con cái là bản sao. Lời nói, hành động, suy nghĩ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tính cách con cái và từ từ thay đổi vận mệnh của con. Cuối cùng, một đứa trẻ có thể đi được bao xa tùy thuộc vào sự rèn luyện của cha mẹ. Cha mẹ không có tính tự giác, thiếu ý chí kiên cường thì khó nuôi dạy được những đứa con xuất sắc.

Nhà giáo dục Makarenko đã nói: “Những yêu cầu của cha mẹ đối với bản thân, sự tôn trọng của cha mẹ đối với gia đình và sự quan tâm của cha mẹ đến mọi hành vi của con là những phương pháp giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất”.

Đằng sau sự xuất sắc của con cái là mồ hôi của cha mẹ

Một cặp sinh đôi ở Trung Quốc cùng đậu kỳ thi tuyển sinh đại học với điểm số rất cao, cả hai đều muốn cống hiến hết mình cho việc chế tạo máy móc xây dựng trong tương lai.

Khi được hỏi làm cách nào mà gia đình đã nuôi dạy được hai đứa con xuất sắc như vậy, ông bố của cặp song sinh đã tóm tắt trong 6 từ: Sở thích, thói quen, tình bạn.

Khi hai anh em mới vào tiểu học, bố mẹ bắt đầu chú trọng nuôi dưỡng niềm đam mê học tập và cho các em phát triển thói quen tự học.

Dù thường xuyên bận rộn với công việc nhưng gia đình họ luôn cố gắng dành nhiều thời gian nhất có thể cho con cái. Một đứa trẻ phấn đấu rèn luyện tính tự giác chắc chắn không từ trên trời rơi xuống, đằng sau nó phải có sự chăm chỉ và cống hiến của bố mẹ.

Cuộc sống là một quá trình sinh trưởng và phát triển liên tục, cha mẹ là gốc rễ của con cái, giúp chúng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn để cành, lá ngày càng tươi tốt.

Không ai sinh ra để làm học giả xuất sắc, cũng không ai sinh ra để làm vai phụ, sự khác biệt giữa con cái thực chất là sự khác biệt giữa cha mẹ.

Thay vì ghen tị với sự ngoan ngoãn của con cái người khác, tốt hơn hết bạn nên trở thành bậc cha mẹ mà người khác có thể ghen tị.

kiem soat con cai Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Muốn con giỏi giang, cha mẹ không được tiết kiệm công sức. Bạn đầu tư bao nhiêu thời gian và sức lực, con bạn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều bất ngờ.

Khi bạn siêng năng, chăm chỉ, có kỷ luật và động lực, một từ trường tích cực sẽ tập trung xung quanh bạn, con bạn sẽ hấp thụ hơi thở và năng lượng của bạn và trở thành một người xuất sắc.

Nhà giáo dục Jing Shenda nói: "Lời nói và việc làm của cha mẹ là tài liệu dạy dỗ tốt nhất cho con cái. Cha mẹ hạng nhất tạo ra những đứa con hạng nhất."

Cách tốt nhất để đạt được thành công ở một đứa trẻ là đừng bao giờ ép buộc nó trở thành một ai đó. Thay vào đó, cha mẹ tiếp tục thúc đẩy bản thân, tiếp tục trưởng thành, suy ngẫm, học hỏi và tích lũy nguồn năng lượng ổn định cho con mình.

-> Nói mãi con không chịu nghe, cha mẹ phải làm sao?

T. Linh  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm