Thứ hai, 20/05/2024 10:37
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 02/04/2021 06:30

Nghiến răng khi ngủ cảnh báo bệnh lý gì?

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở khá nhiều người. Đôi khi nghiến răng chỉ là phản xạ bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của một một số bệnh lý.

Nghiến răng khi ngủ do cơ thể thiếu dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng như canxi sẽ rất dễ nghiến răng khi ngủ. Vì thế, hãy bổ sung canxi cùng các dưỡng chất cho cơ thể bằng cách thêm vào thực đơn hàng ngày các loại rau, củ giàu chất dinh dưỡng.

Răng xô lệch

nghien rang 1

Ảnh minh họa

Một số người có biểu hiện nghiến răng khi ngủ là do hàm răng bị xô lệch, răng không được sắp xếp gọn gàng, khớp cắn của răng không trùng khớp, xô lệch nên dẫn tới hiện tượng trên.

Rối loạn nội tiết

Nội tiết tố rối loạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh. Khi đó, nguy cơ bị nghiến răng cũng sẽ tăng lên.

nghien rang 2

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, nghiến răng còn có liên quan đến một số chứng bệnh khác như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ.

Cách khắc phục tình trạng nghiến răng

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Vì nghiến răng có thể xuất phát từ việc thiếu dinh dưỡng nên bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin, các nguyên tố vi lượng... cho cơ thể.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề rối loạn nội tiết, giảm căng thẳng từ đó giải quyết được hiện tượng nghiến răng.

nghien rang 3

Ảnh minh họa

Trước khi ngủ, hãy gác công việc sang một bên và làm các việc giúp não được thư giãn như đọc sách, xoa bóp cổ, vai, mặt hoặc uống trà thảo mộc... Khi bạn thoải mái thì sẽ ngủ ngon giấc và giảm hẳn tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ.

Khám răng định kỳ

Việc khám răng định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết được chứng nghiến răng từ đó áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Nghiến răng khi ngủ có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp phải áp dụng phương pháp điều trị từ các chuyên gia. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

->Bạn đã thật sự chăm sóc răng miệng đúng cách hay chưa?

Xem thêm: 5 thói quen xấu gây hại cho răng miệng (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm