Thứ sáu, 22/11/2024 12:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 15/06/2023 05:30

Nghỉ hè của trẻ thành phố: Hết bị "kẹp nách" lên cơ quan lại vùi đầu học thêm

Khi học sinh trên cả nước vui mừng vì được nghỉ hè thì cũng là lúc các bậc phụ huynh thành phố "đau đầu", thấp thỏm nghĩ kế hoạch trông con.

Gửi con về quê, để con ở nhà hay “kẹp nách” đưa đi làm cùng... là cách nhiều phụ huynh ở Hà Nội đang áp dụng trong dịp hè khi trẻ được nghỉ học.

gia dinh vn

"Kẹp nách" đưa con đi làm cùng là lựa chọn "bất đắc dĩ" của không ít phụ huynh mỗi dịp hè

Là mẹ của 2 con trai 7 tuổi và gái 4 tuổi, mùa hè thực sự trở thành một thử thách với chị Nguyễn Thanh Nga (Cầu Giấy, Hà Nội).

“Bé gái còn gửi được tại các nhà trẻ tư, còn bé trai thì chưa biết phải xoay xở như thế nào vì bố mẹ đi làm cả tuần, chỉ được nghỉ mỗi chủ nhật”, chị Nga lo lắng.

Với các bé ở độ tuổi mầm non, dù các trường công lập không tổ chức học hè, nhưng tại các trường mầm non tư thục vẫn có các lớp học, lớp năng khiếu. Phụ huynh có thể gửi con tại đây hoặc các điểm trông giữ trẻ khác.

Tuy nhiên, với trẻ tiểu học thì nghỉ hè, con chơi ở đâu, ai trông là vấn đề nan giải. Các bậc bố mẹ rất khó để tìm nơi gửi con mà cũng chẳng thể để con ở nhà một mình. Chính vì thế, chị Nga và cậu con trai đành phải "dắt nhau" đi làm.

“Dù cháu lớn đã 7 tuổi nhưng chưa biết nấu nướng, để cháu ở nhà một mình cả ngày tôi e ngại nguy cơ chập điện, cháy nổ... thiếu an toàn. Chưa kể, nếu để con ở nhà thì rất khó quản lý, sợ con sa vào các trò chơi điện tử, game online…

Chồng tôi tính gửi cháu về quê với ông bà. Tuy nhiên ông bà đã lớn tuổi, xung quanh nhà lại nhiều ao hồ nên tôi thực sự không yên tâm. Không còn cách nào khác nên 2 vợ chồng đành phải thay phiên nhau “kẹp nách” đưa con đi làm cùng”, chị Nga cho hay.

Đáng nói, nỗi niềm của chị Nga cũng là câu chuyện của rất nhiều gia đình đang sinh sống ở thành phố trong mỗi dịp nghỉ hè.

Mặc dù đã đoán trước tình hình nhưng thông báo nghỉ Hè năm nay của các con vẫn khiến chị Hoàng Mai Lan (Ba Đình, Hà Nội) khá bất ngờ và không kịp chuẩn bị. Mấy tuần nay, hai con của anh chị (lớp 3 và lớp 7) phải ở nhà tự chăm nhau vì bố mẹ vẫn phải đi làm.

Tuy nhiên, mỗi lần nghe cậu con trai lớp 3 nói: “Mẹ ơi, con ở nhà chán quá!”, chị Lan chỉ còn biết thở dài, vừa ngao ngán, vừa thương con.

“Dù tôi đã "vận hết công năng", mua thêm đồ chơi mới, sách truyện… nhưng con chỉ chơi được một lúc là kêu chán. Bình thường cháu thích đi học, cả ngày ở trường được chơi với các bạn và được cô giáo hướng dẫn nhiều hoạt động. Bây giờ phải ở nhà, chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường, không có bạn chơi cùng nên con rất buồn,” chị Lan chia sẻ.

Empty

Con than chán, phụ huynh đau đầu mỗi dịp nghỉ hè của con

Với anh Lê Trung Hiếu (Đống Đa, Hà Nội), đăng ký cho con các khóa học năng khiếu, học thêm là giải pháp tình thế trong dịp hè.

“Dù biết tốn thêm một khoản nhưng vẫn cố gắng để con đến lớp học hè. Cháu đang học lớp 2 nên có thể học thêm, ở đó có thầy cô quản lý hộ, con được gặp gỡ với các bạn còn hơn việc bắt cháu ở nhà cả ngày rồi “dán” mắt vào màn hình ti vi”, anh Hiếu nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, trong thời gian nghỉ hè, các bậc phụ huynh nên tranh thủ đưa trẻ đi chơi, đi du lịch hoặc về quê. Đó là những bài học thực tế bố ích cho các con. Bên cạnh đó, các phụ huynh cần dành nhiều thời gian trò chuyện, trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết với từng độ tuổi.

Việc học các môn năng khiếu nên phù hợp với sở thích, khả năng của trẻ, tránh trường hợp ép con đi học chỉ vì theo đám đông hoặc giải quyết khâu không có người trông hoặc ở nhà chơi không sẽ hư.

Thay vì ép con đi học, bố mẹ nên tự trở thành các giáo viên, chuyên gia trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết mà con mình đang thiếu.

Tuy nhiên, để làm được điều đó là không hề dễ dàng khi công việc bủa vây bố mẹ khiến người lớn khó lòng dứt ra để cho con được một kỳ nghỉ hè đúng nghĩa.

-> Nghỉ hè để con ở nhà một mình: Nên không, cần tuân thủ điều gì?

Thúy Ngà  
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Doanh nhân Nguyễn Bích Hằng: Phụ nữ hiện đại luôn tìm hạnh phúc trong công việc và con cái
Cúng Rằm tháng 7 chú ý điều gì để thành tâm, ý nghĩa?
10 nhà ở gần những nơi này có tới 9 nhà giàu có
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào đẹp nhất?
Vì sao đi đâu cũng thích về nhà mình?
Bảo mẫu 10 năm giúp việc tiết lộ sự thật mắt thấy tai nghe trong các gia đình
Chúng ta lịch sự với người ngoài nhưng lại dễ cáu kỉnh với người thân
Xem thêm