Thứ bảy, 16/11/2024 00:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 21/07/2022 09:57

"Chiến tranh" mẹ con vì chuyện... học hè

“Ơ! Thế mẹ nói hai đứa hơn một tuần rồi mà không nhúc nhích à. Có dọn ngay cái giá sách rồi học hành đi không!”, chị nói như gắt.

“Dọn thì mấy mà mẹ cứ làm như cháy nhà chết người ngay ấy!”- Con bé học lớp 7 mắt không rời điện thoại thủng thẳng trả lời. “Con đang được nghỉ hè mà, mẹ quên à? Còn một tháng nữa mới phải đi học cơ! Thằng bé học lớp 3 phụ họa”.

Hai đứa vẫn dính vào những hình ảnh hoạt hình trên điện thoại. “Bi mang ngay vở đây mẹ xem nào? Mẹ giao cho tập viết từ hôm kia đã viết chưa? Cả con Nhàn nữa, đưa vở soạn văn đây mẹ kiểm tra? Mẹ muốn xem các con tự giác đến đâu nhưng xem ra không kiểm tra đốc thúc thì không ổn rồi!”.

Mãi rồi chúng mới nhúc nhích. Bực quá quát: “Mẹ giao cho từ nay đến hết sáng mai, mọi thứ phải đâu vào đấy!”. Rồi chị ngán ngẩm lắc đầu, bỏ xuống gác”.

nen hay khong cho con hoc ky nghi he 1

Ảnh minh họa

Kể từ khi nghỉ hè đến nay đã hơn hai tháng rồi mà chị thấy các con vẫn “Án binh bất động”. Tháng đầu, chị cũng xác định và tuyên bố cho các con nghỉ hè thoải mái. Thoải mái ở đây là buông sách vở. Trong năm, học ra học thì hè nghỉ ra nghỉ, chị sẽ cho con có một kì nghỉ hè đúng nghĩa. Có lẽ cũng vì trong năm học hành vất vả quá, ca ngày ca tối liên miên nên bắt đầu nghỉ hè là cả cô chị lẫn cậu em đều lăn ra ngủ nướng. Hôm nào cũng đến gần 9 giờ mới dậy. Cũng bảo nhau giúp mẹ việc nhà nhưng chúng tuân thủ tuyệt đối “tuyên ngôn” của mẹ: Không động vào sách vở.

Tháng thứ hai, chị “khoán” cho các con đọc sách. Để con nhất định phải đọc, chị đã lên một thời gian biểu khá cụ thể. Và mất công đi hiệu sách bao lần để mua cho con những cuốn sách giải trí, lịch sử, địa lý và văn học... Tóm lại là rất đa dạng để tránh gây cho con sự nhàm chán hay ức chế vì mẹ đang bắt học dưới một hình thức khác. Nhưng thằng bé thì chun mũi lắc đầu quầy quậy: “Con đọc truyện tranh cơ! Truyện của mẹ toàn chữ là chữ”. Con lớn thì dửng dưng, ơ hờ: “Toàn thể loại từ thời cổ đại của mẹ”. Và gần hết tháng 7, những cuốn sách chị mua về vẫn còn mới nguyên.

nen hay khong cho con hoc ky nghi he

Ảnh minh họa

Theo đúng kế hoạch, giữa tháng 7, các con phải dọn dẹp giá sách. Sắp xếp toàn bộ sách vở cũ vào thùng giấy, gửi về quê cho các em con chú thím. Sau đó bắt đầu ôn bài tại nhà. Chị phân tích cho các con nghỉ hè chỉ là không phải đến trường học thôi chứ vẫn phải ôn tập. Kiến thức để lâu sẽ bị mai một đi. Việc tự học hè sẽ giúp các con nhớ lại kiến thức cũ. Còn chuẩn bị bài mới giúp các con tự tin hơn, chủ động hơn trong năm học tới. Rồi chị kể ngày xưa hè là thời gian chị bổ sung những kiến thức trong năm còn rỗng hoặc mơ hồ.

Vừa ôn bài cũ, vừa chuẩn bị bài mới. Năm nào, chị cũng đọc trước các văn bản trong sách giáo khoa rồi vừa soạn văn vừa kết hợp luyện chữ. Mỗi hè, chị thực hiện được bao nhiêu kế hoạch rất hiệu quả. Vậy mà với các con, sao mọi chuyện khó khăn đến vậy.

Từ tối mai, nhất định chị phải sắp xếp thời gian để kèm các con vào khuôn khổ. Chị tin, các con sẽ lấy lại được “phong độ’ của mình.

-> Nghỉ hè để con ở nhà một mình: Nên không, cần tuân thủ điều gì?

Hồng Lê  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm