Chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh huyết áp thấp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì, ổn định sức khỏe. Đặc biệt, những bệnh nhân bị huyết áp thấp cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ.

Người bị huyết áp thấp nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ bữa với những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch để giúp máu lưu thông được dễ dàng. Không bao giờ được bỏ bữa ăn sáng vì đây là bữa ăn rất quan trọng.

Người bệnh tránh để cơ thể cảm thấy quá đói, gây ra tình trạng đường huyết bị hạ đột ngột. Với những người hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa cũng dẫn đến tình trạng giảm hàm lượng mạch máu, khiến mạch máu kém đàn hồi gây tụt huyết áp.

Dưới đây là chế độ ăn hợp lý dành riêng cho người bị huyết áp thấp mọi người nên nắm rõ:

Chia nhỏ các bữa ăn/ngày

Ảnh minh họa

Người bị huyết áp thấp có thể chia nhỏ các bữa ăn và không nên ăn thực phẩm giàu carbohydrat như khoai tây, gạo, bánh mì, mì ống, bổ sung các thức ăn giàu đạm như thịt, cá trong mỗi bữa ăn, tăng cường ăn trứng, đậu tương, các loại rau củ bổ sung vitamin, chất xơ, chất khoáng.

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày

Ảnh minh họa

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng rất tốt cho người huyết áp thấp, mỗi ngày nên tập ít nhất từ 10-15 phút với các môn tập nhẹ nhàng như đi bộ, chơi bóng bàn, bơi lội, tránh các môn thể thao nặng và vận động g=quá mức.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Người bị huyết áp thấp nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo các hoạt động có thể diễn ra bình thường, sức đề kháng được tăng cường,… Việc những người huyết áp thấp bổ sung nước cho cơ thể mình là điều rất cần thiết. Nước sẽ giúp chúng ta duy trì được sự cân bằng về lưu lượng máu, giảm thiểu tình trạng tụt huyết áp do hạ đường huyết.

Ảnh minh họa

Bên cạnh việc uống nước đều đặn mỗi ngày, bạn cũng nên bổ sung thêm cho cơ thể những loại nước khác như nước dừa, trà gừng, nước khoáng thiên nhiên hay một số loại nước ép mà có lượng đường nhiều như nước mía, nước cam thảo hay nước chanh đường.

Các loại thực phẩm chứa caffein

Ảnh minh họa

Thực phẩm chứa caffein, cola, sô cô la nóng và các loại đồ uống chứa caffein khác làm tăng huyết áp tạm thời. Nguyên nhân chính xác còn chưa rõ, nhưng nó có thể ức chế hoạt động của hormon chịu trách nhiệm làm giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng hormon tuyến thượng thận. Nếu bạn thường xuyên bị huyết áp thấp, hãy uống một cốc cà phê đen mỗi sáng hoặc trong bữa ăn.

Huyết áp thấp không nên ăn gì ?

Bên cạnh thực phẩm giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp, những thực phẩm khiến số đo huyết áp trở nên tệ hơn mà bạn cần tránh:

Các thực phẩm, đồ uống chứa cồn: Do có thể gây mất nước, làm thất thoát lượng muối trong cơ thể, nên các đồ uống có cồn có thể gây tụt huyết áp và là thứ người bị huyết áp tháp nên tránh.

Cà chua: Do có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn nhiều cà chua vì có thể gây ra các cơn hoa mắt chóng mặt, đau đầu.

Ảnh minh họa

Cà rốt: Trong các thành phần của cà rốt chứa nhiều muối succinic, một thành phần khử kali trong máu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu có khả năng làm giảm huyết áp.

Ngoài ra những thực phẩm có tính hàn như rau cần tây, rau bina, đậu xanh, đậu đỏ, dưa hấu, hành tây, hạt hướng dương…cũng có thể gây hạ huyết áp. Vì vậy người bị huyết áp thấp cần tránh hoặc hạn chế sử dụng trong thực đơn.

Bác sĩ khuyên gì khi huyết áp thấp hơn bình thường?

Ngoài ăn uống khoa học, chọn lọc và thay đổi lối sống, bạn nên thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, nếu các giải pháp tự nhiên có thể cần dùng thuốc giúp nâng huyết áp. Bác sĩ khuyên bạn nên tránh làm một số việc sau:

+ Không nâng vật nặng

+ Không đứng lâu ở một chỗ

+ Tránh tiếp xúc lâu với nước nóng.

+ Thay đổi tư thế: Khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.

+ Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.

+ Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.

+ Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.

-> Huyết áp thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Xem thêm: Lợi ích của việc uống nước ngay sau khi thức dậy (Nguồn: Zing)