Thứ hai, 17/03/2025 16:31     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 29/01/2025 08:59

Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á

Mặc dù đều mang mong ước một năm mới hạnh phúc, may mắn với nhiều tài lộc và sức khỏe nhưng những nét văn hóa của các nước lại tạo nên nhiều điểm khác nhau trong truyền thống đón Tết Nguyên đán.

Malaysia: Ném quýt tìm người yêu

Ở quốc gia này, Tết Nguyên đán không diễn ra trong một vài ngày mà kéo dài hơn 15 ngày. Một loạt các cuộc diễu hành và biểu diễn nghệ thuật truyền thống tuyệt vời diễn ra, chẳng hạn như múa lân, có thể được xem miễn phí ở nơi công cộng.

Đặc biệt, vào ngày 15, hay còn được biết đến là Chap Goh Mei (đêm thứ 15), là thời điểm mà những phụ nữ trẻ độc thân tại Malaysia ném những quả quýt có ghi tên và số điện thoại của mình xuống sông, hồ, kỳ vọng rằng sẽ gặp được "người yêu trong mơ". Sau đó, những nam thanh niên sẽ là người vớt quả quýt và chủ động liên lạc đến cô gái may mắn.

Ném quýt tìm người yêu và các kiểu đón Tết độc đáo của giới trẻ châu Á - 1
Ném quýt có ghi tên và địa chỉ liên lạc xuống sông, hồ là truyền thống tìm bạn đời của những thanh niên độc thân vào ngày Tết ở Malaysia/Ảnh: The Star

Thái Lan: Tặng 4 quả cam khi đi thăm người thân dịp Tết

Ở Thái Lan, ngày 29, 30 tháng 12 âm lịch và ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch có tên gọi khác nhau và người dân cũng làm những việc khác nhau. Ví dụ, ngày 29 tháng 12 âm lịch, người dân thường đi chợ sắm đồ Tết. Đêm giao thừa, cúng tổ tiên và cầu may mắn cho năm mới. Ngày đầu năm, tức ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người bắt đầu ăn mừng, đốt pháo và tuyệt đối không làm việc, vì nghĩ rằng nếu làm việc vào ngày đầu tiên của năm mới thì sẽ mệt mỏi suốt cả năm.

Ngoài ra, theo truyền thống, khi đến thăm họ hàng vào ngày đầu năm mới, bạn phải tặng bốn quả cam, họ sẽ lấy hai quả và trả lại cho chúng ta hai quả, hàm ý rằng họ đang gửi lại những lời chúc phúc tương tự cho chúng ta. Trong tháng đầu tiên không được phép nói những lời thô lỗ, chỉ được nói những lời tốt lành với nhau.

Philippines: Mặc trang phục chấm bi

Đến năm 2012, Philippines mới chính thức công nhận Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn. Giống như Việt Nam, vào ngày Tết, người dân Philippines sẽ đi chùa hay nhà thờ để cầu cho một năm hạnh phúc, an lành và thịnh vượng.

Trong thời khắc chuyển giao năm mới ở Philippines, trẻ em và người lớn nhảy lên vì vui sướng, vì họ tin rằng điều đó sẽ khiến họ cao lớn hơn. Lễ kỷ niệm truyền thống nhất trong dịp Tết là Media Noche, nơi các gia đình Philippines cùng nhau tổ chức tiệc vào lúc nửa đêm để kỷ niệm một năm thịnh vượng sắp tới. Trên bàn thường có đầy đủ các loại trái cây hình tròn - một truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc - vì điều này tượng trưng cho sự may mắn.

Một trong những phong tục quan trọng của Tết Nguyên đán ở Philippines là chọn trang phục chấm bi vì hình tròn của chúng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tiền bạc và may mắn. Pháo hoa được đốt để tạo ra tiếng động lớn để xua đuổi bất kỳ linh hồn xấu nào, đồng thời bật đèn và mở cửa sổ và cửa ra vào. Một phong tục phổ biến khác là không tiêu tiền vào ngày đầu năm để cầu tài lộc năm mới tốt hơn.

Hàn Quốc: Cúi lạy tổ tiên và người lớn

Đối với người Hàn Quốc, khi Giáng sinh là thời điểm để tụ tập bạn bè, gặp gỡ người yêu, Seollal (tên gọi Tết Nguyên đán của người Hàn) lại là dịp lễ để những người thân trong gia đình đoàn tụ.

Như nhiều quốc gia khác, vào ngày 30 Tết, người Hàn sẽ tắm rửa, dọn nhà cửa sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.

Đối với người dân ở xứ sở kim chi, phong tục quan trọng nhất trong dịp lễ đầu năm là "sebae" - khi tất cả thành viên trong gia đình đều phải cúi lạy 3 lần trước tổ tiên. Sau đó, thế hệ trẻ trong gia đình sẽ bái lạy người lớn để thể hiện sự tôn trọng và mong ước cho một năm mới hạnh phúc.

Ném quýt tìm người yêu và các kiểu đón Tết độc đáo của giới trẻ châu Á - 3
Cúi lạy trước tổ tiên và người lớn là một nghi thức chúc một năm mới may mắn của người Hàn Quốc/Ảnh: Yonhap

Đối với người Hàn, món canh bánh gạo là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, màu trắng của những lát bánh gạo thể hiện sự tinh khiết và sạch sẽ để bắt đầu cho một năm mới tốt đẹp.

Mông Cổ: Lên núi cầu nguyện

Tết tháng Trắng là tên gọi của Tết âm lịch tại Mông Cổ. Người Mông Cổ dọn dẹp nhà cửa, tắm và mặc quần áo mới, chuẩn bị các món ăn đón năm mới. Trong mâm cơm ngày Tết của người Mông Cổ có những món đặc biệt như: Cơm và sữa đông, nho khô, thịt cừu nướng... mang đậm hương vị thảo nguyên hoang dã. Trước Giao thừa, nam giới sẽ thực hiện nghi thức đi lên núi hoặc đồi để cầu nguyện. Họ sẽ chọn một hướng phù hợp với tuổi để xuất hành.

Phương Anh  
Kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ cõng phụ nữ lên núi
Nghệ An đề xuất đẩy lịch thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT
Gần 22.000 hộ gia đình tại Nghệ An cần hỗ trợ xây nhà, sửa chữa
Đào đất quanh ngân hàng bán lấy lộc, giá 3 triệu đồng/túi
Công bố kết quả kiểm tra của Bộ Chính trị đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Cảnh báo chiêu trò đăng tin kêu gọi từ thiện để lừa đảo
Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang 'kêu cứu'
Giáo viên chủ nhiệm trong kỷ nguyên mới phải dám dấn thân, chấp nhận mạo hiểm
Cảnh báo lừa đảo hoàn tiền học phí để đánh cắp tài khoản ngân hàng
Tỉnh Nghệ An có bao nhiêu người đang làm việc tại xã?
Nữ sinh Tài chính làm HLV kỵ xạ, theo đuổi đam mê mạo hiểm
Nữ hiệu trưởng đưa trường vươn tầm nhờ yêu thương học trò như con cháu
Cựu nữ sinh trường Y 6 năm làm nghề tắm trẻ sơ sinh: Thu nhập cao nhưng lắm thị phi
Cứu sản phụ thoát 'cửa tử' do thai ngoài tử cung góc sừng
Bất ngờ với việc sử dụng tiền thưởng của nữ chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024
Cứu sống cháu bé 3 ngày tuổi mắc dị tật thoát vị tủy bẩm sinh
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Sắp xếp bộ máy không để “chảy máu chất xám”, phát sinh vấn đề phức tạp
'Bông hồng thép' lan tỏa giá trị nhân văn
Vì sao trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị cuốn vào 'vòng xoáy' túi mù?
Cứu sống người đàn ông bị trụ bê tông đổ vào người vỡ ruột non, dập đại tràng
Xem thêm