Thứ năm, 27/06/2024 01:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 14/01/2019 07:45

Một ngày uống bao nhiêu rượu là đủ?

Muốn không bị say rượu, ngộ độc rượu thì cần biết uống rượu có chừng mực. Thế nhưng, một ngày uống bao nhiêu rượu là đủ?

Một ngày uống bao nhiêu rượu là đủ, không lo hại sức khỏe?

Rượu là một trong các nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong nhiều nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Rượu là chất độc với hầu hết các cơ quan trong cơ thể: ức chế thần kinh (là một loại thuốc ngủ), độc với tim mạch, với hô hấp, hấp thu và chuyển hóa các chất.

Chia sẻ với Dân Trí, BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, nhiều người chỉ lo ngộ độc vì rượu giả, rượu methanol, cứ nghĩ rượu tốt uống tì tì, say rồi lại tỉnh sẽ không sao.

Thực tế không phải vậy, dù rượu đảm bảo chất lượng, khi uống quá nhiều, bị say sẽ có nguy cơ để lại rất nhiều di chứng, ngộ độc gây hại cho sức khỏe. Nhất là khi nhậu người ta mải vui mà quên ăn. Nhậu say ngủ tít với cái bụng rỗng, rất nhiều người bị hạ đường trong máu, dễ dẫn tới tử vong hoặc di chứng trên não.

Vì thế, hãy ăn đầy đủ trước, trong và ngay sau uống, đặc biệt các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ,…), hoặc thức ăn có nhiều đường sẽ hạn chế được nguy cơ này từ rượu.

ruou

Uống rượu với lượng vừa phải để không gây tổn hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Theo một nghiên cứu gần đây do Trung tâm Y tế Đại học Rochester tiến hành và đăng trên tạp chí Scientific Reports, "bất kỳ loại rượu" nào, nghĩa là mọi thứ từ bia, rượu vang đến rượu mạnh – miễn là chỉ 2 đơn vị cồn mỗi ngày (tương đương khoảng 350ml bia, 150ml rượu vang, 44ml rượu mạnh) thì không gây hại sức khỏe.

Điều này cũng phù hợp với bí quyết sống lâu của cụ bà 102 tuổi người Ý "Chừng hai đốt ngón tay rượu vang đỏ, và không nhiều hơn, vào giờ ăn trưa mỗi ngày."

Maiken Nedergaard, đồng giám đốc Trung tâm Y học thần kinh Đại học ochester, giải thích: "Nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy uống ít rượu có thể có lợi cho sức khoẻ của não, đó là cải thiện khả năng của não loại bỏ chất cặn bã".

Ý tưởng cho rằng rượu, với lượng nhỏ, có thể loại bỏ các chất độc ra khỏi não là rất có ý nghĩa về lâu dài, mà quan trọng nhất là nó ngụ ý rằng một chút rượu có thể giúp ngăn ngừa khởi phát của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Như các tác giả của nghiên cứu chỉ ra, điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là sự “vừa phải”. "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu ít đến vừa phải có liên quan với giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ", Nedergaard nói, "trong khi uống nhiều rượu trong nhiều năm sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức. Nghiên cứu này có thể giúp giải thích tại sao điều đó xảy ra. Cụ thể, lượng cồn thấp có vẻ cải thiện sức khoẻ của não. "

-> Vì sao uống rượu lẫn bia thường nhanh say hơn?

Video: Say rượu, nam thanh niên ngã sõng soài trước đầu ô tô

Phương Vũ (T/h)  
5 sai lầm chăm sóc tóc phải tránh nếu không muốn 'hói đầu'
Thời gian giữa các bước skincare bao nhiêu là tốt nhất?
Bé 7 tuổi mắc sán lá phổi từ một sai lầm khi ăn cua
Đại Tràng Á Âu có tốt không, cần lưu ý gì khi dùng?
Điều trị “siêu tốc”, mất 30 triệu đồng sẹo to lên gấp bội
4 cách chăm sóc da sau điều trị nám
Cảnh báo thủng tạng rỗng do viêm loét dạ dày ở người trẻ
Nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở và xúc xích ven đường
Nắng nóng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?
Bí kíp 'lợi hại' giúp chăm sóc da mịn màng khi bước sang tuổi 30
Giải mã bí quyết ăn uống giúp người Nhật sống thọ
Tan sỏi mật 15mm không còn nỗi lo phẫu thuật
Nhiệt độ cao tác động gì đến não?
Đeo kính áp tròng vào mùa hè có tốt không, đeo thế nào cho đúng?
Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan
Đau lưng ở dân văn phòng cảnh báo bệnh nguy hiểm, có thể là ung thư
Hút thuốc lá có gây rối loạn cương dương không?
Nguy cơ cháy nổ trong gia đình do 3 sai lầm khi dùng giấy bạc
Nhầm tưởng bụng to do tăng cân, nữ sinh 'chết lặng' khi nghe tin từ bác sĩ
5 thời điểm 'yêu' khiến phụ nữ nhanh già, sức khỏe 'lao dốc'
Xem thêm