Thứ năm, 02/05/2024 08:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 09/09/2022 14:00

Mẹ bầu uống nước dừa con trắng trẻo, xinh xắn: Sự thật thế nào, uống sao cho đúng?

Nhiều mẹ bầu tin rằng, uống nước dừa trong thai kỳ sẽ giúp em bé chào đời trắng trẻo, sạch sẽ. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, nếu uống nước dừa thường xuyên không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

Ăn gì để con trắng trẻo, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ là mối quan tâm của không ít các mẹ bầu. Trong đó, nhiều chị em truyền tai nhau cho rằng, uống nước dừa trong thai kỳ giúp em bé ra đời được sạch sẽ, hồng hào và trắng trẻo hơn, ít mắc các bệnh về da và khỏe .

Thực hư thông tin này thế nào?

20220803_bau-may-thang-duoc-uong-nuoc-dua-1

Nước dừa an toàn và giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)

Trao đổi về vấn đề trên, ThS. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết, so với nhiều loại nước khác, nước dừa là một trong những loại thức uống mát, sạch, an toàn và giàu dinh dưỡng, rất tốt dành cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, chưa thực sự có một bằng chứng khoa học nào chứng minh bà bầu uống nước dừa sinh ra con sẽ trắng trẻo xinh xắn. Thậm chí, nếu uống quá nhiều trong thời gian dài và không đúng thời điểm thì sẽ gây ra hại nhiều hơn lợi.

“Nước dừa chứa một loạt các dưỡng chất nổi bật như vitamin A,E, canxi, kali, clorua,… rất cần thiết để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên lượng đường trong nước dừa tương đối cao. Do đó, nếu chị em uống nước dừa liên tục và kéo dài sẽ dẫn tới bị dư ối, đa ối, bị tiểu đường thai kỳ”, bác sĩ Thành nói.

Vì vậy, vị chuyên gia cảnh báo chị em nên ăn uống đa dạng, hạn chế đồ ngọt trong quá trình mang thai để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Đồng quan điểm, BSCKI. Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay, mặc dù nước dừa là một loại thức uống tự nhiên rất tốt đối với phụ nữ mang thai nhưng không phải lúc nào cũng an toàn.

20220803_bau-may-thang-duoc-uong-nuoc-dua-2

Không phải lúc nào uống nước dừa cũng tốt cho mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Vân nhấn mạnh có 2 giai đoạn quan trọng mà các mẹ bầu cần lưu ý đối với việc bổ sung nước dừa cho cơ thể.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể bà bầu có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, sức khỏe thai nhi cũng chưa đạt trạng thái ổn định. Trong khi nước dừa có tính hàn sẽ làm mát toàn thân nên dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Điều này còn có thể gây ra hậu quả là làm cho gân, cơ của mẹ bầu bị yếu đi. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế uống nước dừa ở ba tháng đầu thai kỳ.

Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu nên uống nước dừa để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ở giai đoạn này, bà bầu nên uống nước dừa non, thời điểm thích hợp nhất là lúc sáng sớm với một lượng vừa phải, thường là 2 cốc không đường mỗi ngày.

“Một lưu ý mà các mẹ bầu cũng cần phải nhớ là tuyệt đối không uống nước dừa vào buổi tối. Vì lúc này nhiệt độ môi trường sẽ xuống thấp kết hợp tính hàn của nước dừa có thể gây ảnh hưởng sức khỏe mẹ và em bé.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên quá lạm dụng nước dừa vì uống nhiều sẽ khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao gây hại cho cơ thể”, bác sĩ Vân cho biết.

-> Người mắc Covid-19 uống nước dừa được không?

Thúy Ngà  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm