Thứ ba, 07/05/2024 02:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/02/2022 07:00

Người mắc Covid-19 uống nước dừa được không?

Nước dừa được các bác sĩ chia sẻ rất tốt với các bệnh nhân Covid-19. Khi dùng đúng cách, nước dừa sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

Thời gian qua, trên các diễn đàn xã hội, nhiều người truyền tai nhau rằng uống nước dừa có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân Covid-19. Vậy, thực hư câu chuyện này thế nào?

Tác dụng tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe

PGS.TS Phạm Duệ - Nguyên Trưởng khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai từng đề xuất tới các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 cung cấp nước dừa xiêm (hoặc dừa các loại) để bổ sung năng lượng và điện giải cho người bệnh.

PGS.TS Phạm Duệ cho rằng, lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

nuoc_dua_de_duoc_bao_lau_sau_mot_ngay_co_nen_uong_khong_1_1428_cuca

Nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột (Ảnh minh họa)

Nước dừa được các chuyên gia y tế khuyên tiêu thụ như một loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường hệ miễn dịch nói chung. Trong các trường hợp cần bổ sung nước khi sốt, bệnh do vi khuẩn, virus thì việc bổ sung nước dừa là một giải pháp đem lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, nên sử dụng lượng nước dừa vừa phải, bên cạnh đó vẫn cần chế độ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ và cân bằng tất cả những loại vitamin, khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục. Với những trường hợp đặc biệt khi có các bệnh lý đi kèm thì chế độ ăn uống nên được tham khảo từ các bác sỹ chuyên khoa.

Theo Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và rất bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.

"Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác", dược sĩ Triết chia sẻ.

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

1631705564-179f86a8516c53841c4e84f5e555b782-width1877height1274

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng (Ảnh minh họa)

Không nên lạm dụng việc uống nước dừa

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người và F0 như vậy, nhưng lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml) mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh.

Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Đáng lưu ý, nước dừa là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết.

Một đối tượng là các bệnh nhân bị xơ nang cũng cân nhắc nếu sử dụng quá nhiều nước dừa, vì xơ nang dẫn tới giảm nồng độ muối trong cơ thể.

Nước dừa có thể chứa rất ít natri và quá nhiều kali vì vậy nước dừa không phải là một biện pháp để tăng lượng muối đối với người bị xơ nang.

-->> Tốn tiền triệu test Covid-19 hàng ngày: Không cần thiết, xem lại cách test đúng

Thúy Ngà  
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Nguy cơ sâu răng sớm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh phục hồi
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh uy tín nhất 2023
Cha mẹ thường ép trẻ đi tất khi ngủ nhưng lại không hay biết sự thật này
Viêm loét da vì tự ý mua thuốc điều trị kiến ba khoang
Gia tăng 20 - 30%, làm gì để tránh đột quỵ khi trời trở lạnh?
Báo động trẻ bị ngộ độc thuốc và hóa chất tại nhà: Phòng thế nào, xử lý ra sao?
Ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Xem thêm