Máy bay Malaysia MH17 trúng tên lửa siêu thanh
Máy bay Malaysia MH17 bị bắn tại Ukraine với nhiều mảnh vỡ được 2 phóng viên của tờ The New York Times (Mỹ) chụp lại cho thấy nhiều khả năng nó đã bị tên lửa siêu thanh SA-11 bắn hạ.
Máy bay Malaysia MH17 bị bắn tại Ukraine và có nhiều lỗ thủng trên mảnh vỡ, các chuyên gia IHS Jane nhận định rất có thể máy bay Malaysia MH17 bị nổ tung từ trên không.
Theo phân tích từ các chuyên gia tư vấn quốc phòng của tạp chí IHS Jane, mảnh vỡ do phóng viên The New York Times chụp được tại hiện trường có nhiều dấu hiệu cho thấy máy bay Malaysia MH17 đã bị “các mảnh đạn tốc độ cao” làm tê liệt khi đang bay ở độ cao hơn 33.000 feet (10 km).
Mảnh vỡ rơi cách hiện trường máy bay Malaysia MH17 gặp nạn vài km. Mức độ tàn phá khủng khiếp này làm cho các chuyên gia IHS Jane tiến tới giả thuyết một tên lửa siêu thanh đã phát nổ gần chiếc máy bay khi nó đang trên không phận Ukraine.
Một mảnh vỡ của máy bay Malaysia MH17 với những lỗ đạn găm và lớp sơn bị rộp lên.
(Ảnh: New York Times)
Mức độ thiệt hại, bao gồm nhiều lỗ đạn găm và lớp sơn trên bảng điều khiển của máy bay Malaysia MH17 bị phồng rộp hoàn toàn trùng với tác động do loại tên lửa SA-11 (Buk) gây ra. Trước đó, các quan chức Washington cũng đề cập đến loại tên lửa này chính là thủ phạm bắn hạ máy bay Malaysia MH17.
Tuy hình ảnh chiếc máy bay sau khi gặp nạn không được chụp lại toàn cảnh nhưng dựa vào đặc tính hoạt động của tên lửa SA-11, với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân kích hoạt bằng ngòi nổ cận đích, không khó để nhận ra SA-11 có thể chính là kẻ đã gây ra nhiều “vết thương” trên thân chiếc máy bay Malaysia MH17.
Nhà phân tích Reed Foster của IHS Jane viết trên tờ The Times (Anh): “Các lỗ thủng có thể nhìn thấy trên mảnh vỡ máy bay, đường viền nhôm xung quanh và lớp sơn quanh các lỗ thủng bị phồng rộp là bằng chứng chứng minh máy bay Malaysia MH17 bị đối tượng bên ngoài (SA-11) tác động. Hầu hết các lỗ thủng nhỏ hơn có vẻ như đều do trúng mảnh đạn đi với tốc độ cao gây ra”.
Ông Foster cũng loại trừ khả năng máy bay Malaysia MH17 bị nổ động cơ máy bay vì nếu trường hợp này xảy ra, các lỗ thủng trên thân máy bay sẽ bị xé rách dài hơn, mỏng hơn và không cân xứng.Những gì Foster đưa ra trùng khớp với nguyên lý hoạt động của tên lửa đất đối không được thiết kế để phá huỷ mục tiêu như máy bay đang bay với tốc độ cao và trên độ cao lớn.
Theo tài liệu vũ khí của Mỹ, tên lửa SA-11 có chiều dài 5,5 m và nặng khoảng 680 kg, có thể đạt tới vận tốc siêu thanh và tấn công mục tiêu ở độ cao tối đa 22.000m. Mỗi tên lửa SA-11 mang theo đầu đạn chứa 46 kg chất nổ cực mạnh.
Thay vì đâm thẳng vào máy bay, các tên lửa thuộc lớp này bay theo đường nhằm đánh chặn mục tiêu.Khi tiếp cận mục tiêu, ngòi nổ cận đích sẽ kích hoạt đầu đạn, phóng ra những mảnh đạn mang hình dạng kim cương với kích thước bằng ¼ đầu đạn. Phạm vi tác động của vụ nổ ở vào khoảng 30 - 100 m.
Ở cuối đường đi, tên lửa hoạt động “giống như một khẩu súng săn chứ không phải là một khẩu súng trường”, Foster cho hay. Ông cho biết thêm mục đích là “găm càng nhiều mảnh đạn vỡ vào thân máy bay càng tốt”.
Và khi đang bay với tốc độ hơn 800 km/h, máy bay Malaysia MH17 sẽ nhanh chóng bị vỡ vụn, không còn là hình thù của một chiếc máy bay nữa nếu trúng tên lửa như Buk.
L.Hiền (Tổng hợp)