Thứ hai, 29/04/2024 19:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 18/08/2021 19:00

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ nguy hiểm thế nào?

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ ngày càng phổ biến, có nguy cơ tăng cao do lối sống thiếu lành mạnh trong thời kỳ 4.0 gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài ở người trẻ

Duy trì thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Kết quả thống kê cho thấy, người trẻ thường không duy trì lối sống lành mạnh và khoa học. Một số thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc lá, sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, laptop) trước khi đi ngủ, dùng chất kích thích, thường xuyên thức khuya… sẽ khiến não bộ bị kích thích và căng thẳng, đồng thời tác động và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.

mat ngu 1

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ có nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

Việc duy trì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ khiến quá trình sản sinh hormone melatonin (một loại hormone tạo ra cảm giác buồn ngủ) của tuyến tùng bị gián đoạn và nhanh chóng phát sinh chứng mất ngủ mãn tính.

Ngoài ra những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và thiếu khoa học còn khiến sức khỏe tổng thể của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời phát sinh ra nhiều tác động tiêu cực đối với hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Căng thẳng, áp lực từ công việc – học tập

Căng thẳng, áp lực từ công việc – học tập được xác định là nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ phát sinh chứng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi. Thường xuyên làm việc và học tập quá 8 giờ mỗi ngày sẽ tác động và khiến não bộ phải hoạt động liên tục. Từ đó dẫn đến trạng thái hưng phấn, căng thẳng và không có cảm giác buồn ngủ, muốn đi ngủ vào ban đêm.

mat ngu 6

Ảnh minh họa

Ngoài ra tình trạng căng thẳng thần kinh kích thích và thúc đẩy quá trình sản sinh các gốc tự do của cơ thể. Sau khi được sản sinh, những gốc tự do này tấn công vào một số cơ quan của cơ thể và mạch máu. Từ đó làm giảm đáng kể lưu lượng máu lên não dẫn đến choáng đầu, khó ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Do ảnh hưởng của một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, tình trạng mất ngủ ở thanh niên cũng có khả năng phát sinh do sự tác động của những vấn đề, bệnh lý sau:

- Bệnh dị ứng

- Trầm cảm

- Rối loạn nội tiết tố

- Stress

- Các bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa. Cụ thể như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản…

Một số nguyên nhân khác lạ

Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên, người trẻ cũng có thể gặp cần tình trạng mất ngủ do:

- Ngủ ngày quá nhiều cũng có khả năng sinh nên tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, khó ngủ vào buổi tối

- Ngủ quá nhiều vào ban ngày

- Đổi thay múi giờ liên tục

- Phòng ngủ không thoải mái, lớn tiếng ồn

- Tâm lý bị kích động vì mất việc, stress về thắc mắc tài chủ yếu tài chủ yếu, buồn phiền bởi vì người thân mất, mối liên quan tan vỡ,…

- Chị em nuôi con bằng sữa mẹ hàng ngày cần thức dậy vào ban đêm cho trẻ bú

Mất ngủ kéo dài ở người trẻ nguy hiểm như thế nào?

Mất ngủ ở người trẻ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh:

Empty

Ảnh minh họa

- Suy giảm chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc: Người trẻ mất ngủ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, tư duy và giảm hiệu suất công việc.

Ngoài ra, mất ngủ làm cho người bệnh phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh, tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp.

- Suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể: Mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến hệ miễn dịch của người trẻ bị giảm sút gây suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Tổn thương não bộ, rối loạn hoạt động hệ thần kinh: Mất ngủ khiến người bệnh khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên căng thẳng, lo âu, dễ cáu gắt. Về lâu về dài, người trẻ dễ bị suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm...

- Nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm như: Tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch khác, đột quỵ...

- Ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ: Người trẻ mất ngủ kéo dài dễ bị tăng cân, sạm da, lão hóa sớm, hình thành nhiều nếp nhăn, mắt thâm quầng...

Biện pháp ngăn ngừa mất ngủ kéo dài cho người trẻ

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh mất ngủ kéo dài ở người trẻ có thể áp dụng ngay:

- Không sử dụng trà đặc, cà phê, rượu bia và tránh hút thuốc lá ít nhất 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.

- Người bệnh nên ăn tối trước 7 giờ, tránh sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm gây khó tiêu, tránh ăn quá no.

- Đóng cửa sổ phòng ngủ để tránh tiếng ồn và trang trí phòng ngủ theo sở thích.

- Cân đối giữa thời gian học tập – làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh lo âu, buồn rầu và căng thẳng quá mức.

- Vào ban ngày, người bệnh không nên ngủ quá nhiều. Bạn chỉ nên ngủ khoảng 15 đến 30 phút vào mỗi buổi trưa.

- Trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ, bạn không nên sử dụng điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào. Bên cạnh đó bạn nên tránh xem những bộ phim, đọc một cuốn sách hay hoặc tiếp nhận thông tin các thông tin có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ đến tâm lý. Bạn có thể thư giãn não bộ và nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách nghe nhạc không lời với âm lượng vừa phải.

- Cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày và lên giường trước 23 giờ. Tuy nhiên bạn cần tránh ngủ quá 9 giờ/ngày.

- Nên thiết lập và duy trì thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy vào từng khung giờ cụ thể. Việc thiết lập thói quen này sẽ giúp đồng hồ sinh học của cơ thể được điều hòa. Từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chìm vào giấc ngủ, hạn chế tình trạng thức giấc lúc nửa đêm và ngủ chập chờn.

- Nếu phải tắm vào ban đêm, bạn nên sử dụng nước ấm thay vì dùng nước lạnh. Việc sử dụng nước ấm để tắm sẽ giúp các mạch máu của bạn được thư giãn, giảm lo âu, căng thẳng, giúp ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, ngồi thiền (tịnh tâm) giúp cho ổn định tâm não, giảm stress, phòng ngừa stress và gia tăng mất ngủ

- Ngồi thiền: Ngồi thiền là phương pháp giải phóng lo lắng, giảm mỏi mệt và hư nhược tâm thần kết quả. Bên cạnh đó, cách này còn giúp cho thanh lọc các suy nghĩ tiêu cực, giúp cho tâm trí sáng suốt, gia tăng trí nhớ và gia tăng hoạt động của não bộ. Nhằm tăng cường hiện tượng mất ngủ và lo lắng quá mức, bạn có khả năng ngồi thiền từ 5 – 15 phút/ ngày.

- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn không chỉ nâng cao sức khỏe, gia tăng khả năng miễn nhiễm mà còn tăng cường căng thẳng và giảm hiện tượng mất ngủ rõ rệt. Các nghiên cứu cho thấy, quan hệ thể chất kích thích cơ thể sản sinh morphin nội đẻ (hormone endorphin). Hormone này có nguy cơ ức chế nhận thấy đau, phóng thích căng thẳng, giảm mỏi mệt và giúp cho ngủ ngon.

-> Gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân và cách phòng tránh


Xem thên: Thực phẩm giúp đi sâu vào giấc ngủ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Xem thêm