Thứ sáu, 18/07/2025 08:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 18/03/2022 19:00

Mất ngủ hậu Covid-19: Làm gì để cải thiện giấc ngủ?

Mất ngủ sau khi mắc Covid-19 là tình trạng khá phổ biến, bệnh nhân thường thấy trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể trạng người bệnh.

Bên cạnh các triệu chứng khó thở, ho, tim đập nhanh, đau nhức khớp, mệt mỏi, yếu sức, mất mùi, khó ngủ, mau quên,... hậu Covid-19 còn khiến nhiều người phải đối mặt với tình trạng mất ngủ kéo dài.

Nhiều bệnh nhân bị mất ngủ hậu Covid-19 do có cảm giác lo lắng, cô đơn, thậm chí trầm cảm. Đặc biệt với những người mất đi người thân hoặc người thân sau khi khỏi Covid-19 lại gặp di chứng nặng gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh đó là nỗi sợ hãi vì tác động của bệnh, lo lắng về tương lai, khó khăn kinh tế… khiến nhiều người gặp stress, dẫn đến mất ngủ, sụt cân.

Theo thống kê, khoảng 40% dân số bị mất ngủ trong thời gian đại dịch, trong khi tỉ lệ này trước đây là 24%. Thói quen ngủ của chúng ta cũng thay đổi trong thời đại dịch Covid-19, liên quan đến giãn cách xã hội, các vấn đề tâm lý hoặc chính Covid-19 gây ra.

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, rối loạn giấc ngủ là một rối loạn rất phổ biến và thường gặp ở bệnh nhân sau mắc Covid-19.

Cụ thể, các bệnh nhân sau mắc Covid-19 thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu, thức dậy sớm. Do đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động ban ngày vì suy giảm chất lượng giấc ngủ.

mat ngu

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở bệnh nhân đã khỏi Covid-19 (Ảnh minh họa)

Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Duy trì một lịch trình sinh hoạt khoa học, nhất quán. Cố gắng ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, và cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.

- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử và dành ít thời gian hơn cho tin tức và mạng xã hội trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

- Giữ môi trường ngủ an lành, với một căn phòng mát mẻ, yên tĩnh và tối. Cất đồ điện tử xa tầm tay và nên thư giãn bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen nước ấm, đọc sách hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.

- Nên bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương. Người khỏi bệnh nên bắt đầu chế độ ăn hậu Covid-19 bằng việc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.

"Những bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động chức năng hàng ngày có thể dẫn đến trạng thái như lo lắng quá mức, bồn chồn, bất an, buồn chán, chán nản, giảm quan tâm, thích thú các hoạt động hàng ngày. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, tư vấn và điều trị sớm nhất", BS Dương khuyến cáo.

-->> 10 dấu hiệu cảnh báo nên đi khám hậu Covid-19

Thúy Ngà  
Từ cơn đau âm thầm đến kỳ tích phẫu thuật hiếm gặp: Vinmec Central Park giành lại sự sống cho bệnh nhân có khối u buồng trứng to
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Ngạt mũi kéo dài, nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ phát hiện khối sỏi 3cm trong mũi
Nghĩ viêm da, đi khám mới biết đã xuất hiện 6 dấu hiệu ung thư vú nhưng chủ quan làm ngơ
Nặn mụn tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro, cần tránh vùng “tam giác tử thần” trên mặt
Khối nghỉ hè 'cầu cứu' vì thú vui hát karaoke của phụ huynh
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Sự thật trẻ oà khóc khi thấy người lạ 'dữ vía'
Quảng Ninh tổ chức bộ máy ngành y tế theo mô hình chính quyền 2 cấp
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Xem thêm