Mâm cơm cúng Rằm tháng 7 ở miền Bắc đúng nghi lễ và truyền thống
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 miền Bắc là một nét văn hóa truyền thống, luôn được chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng. Theo quan niệm, ngày rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân, là ngày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, thần linh hay những vong hồn lạc lối.
Tại các vùng miền khác nhau, người ta có những quan niệm riêng về Rằm tháng 7. Nếu như ở miền Nam, ngày này vừa là dịp Vu Lan báo hiếu cha mẹ, vừa là dịp xá tội cho những hồn ma. Thì miền Bắc thường chú trọng hơn vào việc xá tội cho những linh hồn lạc lối, chưa được giải oan. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, Phật tổ sẽ tiến hành lễ xá tội cho các vong nhân, giúp họ được siêu thoát khỏi cõi âm.
Vì vậy, vào ngày Rằm tháng 7, người miền Bắc thường nấu cơm cúng để tưởng nhớ tổ tiên, thờ cúng các vị thần, và cũng để bố thí, an ủi những hồn ma không có nơi nương náu.
Mâm lễ cúng Phật
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ...
Mâm cúng thần linh và gia tiên
Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Mâm cúng chúng sinh
Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.
Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.