Thứ sáu, 14/02/2025 04:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/07/2024 16:36

Mắc liên cầu lợn nguy kịch sau 10 ngày ăn lòng luộc

Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis).

Trước đó, bệnh nhân V.H.K. (SN 1966 ở Đoan Hùng, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn. Bệnh nhân có nổi ban xuất huyết lấm tấm dưới da, tiếp xúc chậm, giảm thính lực (trước đó bệnh nhân có thính lực bình thường).

Nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu viêm màng não, bác sĩ của Khoa Bệnh nhiệt đới đã chỉ định chọc dịch não tủy cho bệnh nhân làm xét nghiệm cấy máu và cấy dịch não tủy. Kết quả cho thấy bệnh nhân dương tính với liên cầu lợn (Steptococcus Suis). Được biết, khoảng 10 ngày trước khi bị sốt, bệnh nhân có ăn lòng lợn.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, buồn nôn.

Bệnh nhân được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn (Steptococcus Suis) và được điều trị theo kháng sinh đồ. Sau 21 ngày điều trị, người bệnh đã khỏi, sức khỏe ổn định và được ra viện.

Theo các chuyên gia, liên cầu lợn có tên khoa học là Steptococcus Suis, là tác nhân gây bệnh ở lợn và một số gia súc khác (trâu, bò, dê, ngựa) mang mầm bệnh, đôi khi gây bệnh trên người.

Bệnh ở lợn biểu hiện bằng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp. Bệnh ở lợn thường xuất hiện tản phát nhưng cũng có khi bùng phát thành dịch.

Ở người, khi tiếp xúc trực tiếp với lợn ốm, lợn chết hoặc ăn tiết canh, lòng lợn, thịt lợn nấu chưa chín thì vi khuẩn gây 2 bệnh cảnh chính là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong.

Liên cầu khuẩn có thể bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 60 độ C, ánh sáng mặt trời…

Bệnh nhân được xác định bị viêm màng não do liên cầu lợn.

Với trường hợp người bệnh K, các bác sĩ đã nghĩ đến tình huống người bệnh ăn phải thịt lợn, lòng lợn… có chứa liên cầu khuẩn nhưng chế biến chưa đảm bảo yêu cầu (chưa được nấu chín hoặc dùng chung dụng cụ thái đồ sống và chín…).

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên chọn thực phẩm tươi sống, không nhiễm bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ăn tiết canh, các loại thịt tái, sống. Khi chế biến cần đảm bảo nấu chín, sử dụng riêng các dụng cụ chế biến thực phẩm sống – chín như dao, thớt, kéo, bát, đĩa…

Khi bảo quản thực phẩm cũng cần chú ý để riêng thực phẩm sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo. Sau khi giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn sống phải vệ sinh tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Không tiếp xúc với lợn ốm, lợn bệnh để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nam Anh  
Công ty cho uống rượu bia trong giờ làm để thu hút nhân tài
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 13/2/2025
Trào lưu xé túi mù có gì đặc biệt để 'gây nghiện' cả người lớn lẫn trẻ con?
Huyện đảo Cô Tô - Quảng Ninh mở cửa biển đầu năm
Miền Bắc không khí lạnh tăng cường, miền Nam áp thấp sát bờ biển
34 cán bộ lãnh đạo TP Hải Phòng xin nghỉ hưu trước tuổi
Học sinh THPT Hà Nội lấy nước mắt người xem qua vở kịch thời chiến
Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận, thông qua nhiều nội dung quan trọng
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 12/2/2025
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 11/2/2025
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 10/2/2025
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 8/2/2025
Sân vận động Thanh Hóa lắp gần 10.000 ghế ngồi cho khán giả
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Xem thêm