Chủ nhật, 16/03/2025 15:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 08/01/2018 14:07

Lợi ích của việc tiêm gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng là cách gây tê thường được áp dụng giúp bà bầu không phải chịu đau đớn khi sinh.

Lợi ích của việc tiêm gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng được sử dụng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ giúp mẹ bầu đỡ bị đau và sinh nở dễ dàng hơn. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng được sử dụng lần đầu tiên vào đầu những năm 1900. Nhưng phải tới 70 năm sau đó, thủ thuật này mới trở nên phổ biến và được các mẹ bầu chọn lựa nhiều.

Các nhà khoa học đã chứng minh, đau khi sinh nở thậm chí vượt qua ngưỡng giới hạn đau đớn con người có thể chịu và tương đương với việc gãy 25 xương sườn cùng lúc. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng việc tiêm thuốc để đẻ không đau là đang tôn trọng, bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ. Đây cần được coi là nhu cầu cơ bản, cần thiết khi sinh nở. Trên thực tế, tiêm gây tê ngoài màng cứng không chỉ giúp giảm đau mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho cả mẹ và bé, cụ thể như những lợi ích dưới đây.

gay-te

Gây tê ngoài màng cứng được nhiều mẹ lựa chọn để giúp giảm đau khi sinh (Ảnh minh họa)

-> Cách bổ sung canxi tối ưu cho bà bầu

Tránh cho thai nhi bị thiếu oxy

Khi cơ thể người mẹ bị đau đớn quá mức sẽ tự sinh ra phản ứng ức chế căng thẳng khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến thiếu oxy cho cả mẹ và bé. Tương tự, việc chọn đẻ không đau có thể đảm bảo quá trình cung cấp máu cho bé qua nhau thai diễn ra suôn sẻ để giữ nhịp tim thai ổn định khi sinh.

Giúp mẹ đỡ mệt và sinh con nhanh hơn

Khi chuyển dạ, tử cung mẹ sẽ co thắt liên tục theo chu kỳ và khi co cơn co thì mẹ phải rặn hết sức để con có thể chào đời. Tuy nhiên, khi mẹ bị cơn đau hành hạ quá lâu sẽ dẫn đến mệt mỏi, hết sức, có cơn mà không rặn được nên quá trình sinh sẽ kéo dài hơn, gây nguy hiểm cho bé.

Khi tiêm gây tê ngoài màng cứng, mẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi cơn co để chủ động rặn sinh và cũng có sức để sinh nhanh hơn, dễ hơn.

Đảm bảo sự an toàn, xuyên suốt trong quá trình sinh nở

Không ít bà mẹ vì quá đau đớn khi sinh mà có khuynh hướng cố thoát khỏi sự kiểm soát của y bác sĩ trong phòng sinh. Thậm chí, không ít mẹ vì đau đớn không chịu nổi mà thốt lên "tôi không sinh nữa" và từ bỏ. Việc ngắt quãng trong quá trình sinh nở cực kỳ nguy hiểm với bé.

Giữ "hình tượng" cho người mẹ

Có không ít bà mẹ khi sinh con vì quá đau đớn mà không kiểm soát được cảm xúc, cào cấu chồng, nói bậy, khóc toáng lên. Đôi với nhiều người có thể vấn đề này không quan trọng nhưng có người lại cảm thấy cực kỳ xấu hổ khi nghĩ lại. Nếu được "đẻ không đau" thì mẹ sẽ chẳng còn lo lắng về vấn đề này nữa.

Nếu muốn gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu nên trao đổi trước với bác sĩ ngay từ những lần khám thai cuối trước khi sinh.

Video: Cách bóc vỏ tôm nhanh bằng đũa

Phương Vũ (T/H)  
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Suy thận độ 1 do làm nặng - Giờ tôi hết bệnh rồi!
Phụ nữ tuổi 25 cần bổ sung những loại vitamin nào?
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp?
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Thai phụ 23 tuổi bị xoắn u buồng trứng hiếm gặp
Chế độ thai sản ở các nước trên thế giới: Trợ cấp cao nhưng bất ngờ nhất là Mỹ
Ăn cá bổ dưỡng nhưng tránh 4 loại có thể gây ung thư
U40 gặp dấu hiệu này chứng tỏ xương đang lão hóa nhanh, dễ mắc bệnh
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Bí quyết hồi sinh sau đột quỵ do huyết áp cao
Nữ sinh 15 tuổi thủng hành tá tràng do áp lực thi vào lớp 10
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
6 căn bệnh cha mẹ mắc con khó tránh
Xem thêm