Lời dạy Đức Phật: Trên đời có 4 điều không tồn tại lâu
Dù những người giàu có và cao quý đến đâu, cuối cùng tài vật sẽ tan biến, như câu nói: “Giàu không quá 3 đời”. Đức Phật đã chỉ ra trên đời có 4 điều không tồn tại lâu.
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn sống ở tịnh xá Jetavanavihāra nằm ở phía Nam ngoại thành Shravasti, có một vị Bà La Môn có một cô con gái khoảng 14, 15 tuổi, hiền dịu, đoan trang, thông minh, có tài hùng biện; trong nước khó có người sánh kịp. Cô gái đột nhiên mắc bệnh nặng, không lâu sau thì qua đời.
Cha mẹ rất yêu thương cô con gái duy nhất này, hơn cả mạng sống của mình. Chỉ cần nhìn thấy con, mọi buồn phiền của họ đều tan biến ngay lập tức. Đối diện với cái chết đột ngột của con, người cha đau xót tới mức không nói nên lời, ngày nào cũng khóc thương, hóa điên và đi lung tung khắp nơi.
Một ngày nọ, ông đi tới tịnh xá Jetavanavihāra, khi nhìn thấy Đức Phật bỗng thần trí tỉnh táo, ông hướng tới Đức Phật hành lễ và nói một cách buồn bã: “Con không có con trai, chỉ có một đứa con gái; yêu thương nâng niu nó như ngọc trên tay. Nhờ có con bé, con quên đi mọi buồn phiền. Tuy nhiên, nó lại đột nhiên lâm bệnh nặng và bỏ con mà đi. Con kêu trời, trời không thấu, gọi đất đất không linh, đau khổ phiền muộn không thể chịu nổi. Cầu xin Ngài giải khai nỗi ưu sầu của con”.
Tiếng nói của ông nghẹn ngào, nước mắt lăn dài trên mặt.
Ảnh minh họa.
Đức Phật khai thị cho ông, nói rằng trên thế gian này có bốn việc không thể tồn tại dài lâu:
Mọi thứ đều vô thường
Bất cứ thứ gì tồn tại đều không thể giữ nguyên giá trị vĩnh viễn, nó sẽ tiếp tục duy trì hình dáng ban đầu, nó luôn thay đổi, bản chất của nó sẽ dần dần thay đổi, và cuối cùng là biến mất. Ví dụ, cơ thể chúng ta không ngừng trao đổi chất, trải qua sinh, lão, bệnh, tử và cuối cùng biến mất trên thế giới này; núi non, sông nước, trái đất và vũ trụ cũng liên tục trải qua quá trình trở thành, tồn tại, suy thoái và mất đi.
Ảnh minh họa.
Giàu sang phú quý cũng mất đi
Dù những người giàu có và cao quý đến đâu, cuối cùng tài vật sẽ tan biến. Như câu nói: “Giàu không quá 3 đời”. Chỉ bằng cách làm việc thiện từ đời này sang đời khác, chúng ta mới có thể duy trì sự thịnh vượng và giàu có của con cháu.
Tuy nhiên con người trong tâm đều có tư lợi, tham lam không ngừng; có ít lại muốn có nhiều, có nhiều rồi lại muốn có nhiều hơn; cho nên không chịu bố thí hành thiện, giúp người cứu nguy. Cuối cùng phú quý chẳng thể bền lâu.
Có hợp ắt có tan
Thế gian có cuộc gặp gỡ nào mà không phải chia ly; cha mẹ vợ chồng, bạn bè thân hữu, hợp rồi lại tan. Đặc biệt là thời đại khác nhau, con cái trưởng thành phải đi nơi khác làm ăn, bỏ lại cha mẹ già ở quê nhà. Mà cho dù có ở chung một chỗ thì làm sao tránh được sinh ly tử biệt.
Khỏe mạnh đến đâu cũng sẽ qua đời
Dù thân thể có trẻ khỏe ra sao, cường tráng thế nào, cuối cùng đều có một ngày hết mệnh lìa đời. Cho dù có sống thọ đến mấy thì cuối cùng vẫn phải đối diện với cái chết. Có câu: “Đời người xưa nay ai không chết?” Con người từ khi sinh ra đã được phán một cái án tử hình không định kỳ; nó có thể xảy đến với chúng ta vào bất cứ lúc nào.
Vì vậy, trong những năm tháng được sống, hãy kịp thời giải quyết những việc đại sự của bản thân; để khi sinh cũng an lành, khi tử cũng an nhiên; làm người cốt ở nhân tâm, nhân tâm hướng thiện ắt đời an lạc.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng: “Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có chia ly, có sống thì sẽ có chết”.
Vị Bà La Môn này sau khi nghe Phật Thích Ca Mâu Ni khai thị xong thì trong lòng lập tức được giải khai, thông suốt. Về sau ông đã xuất gia làm hòa thượng và cuối cùng chứng đắc quả vị La Hán.
-> Vì sao Đức Phật từ chối trả lời 10 câu hỏi siêu hình?