Thứ năm, 19/09/2024 08:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/09/2024 06:00

Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện, đặc biệt là xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ huynh cần chủ động cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine quan trọng.

Trẻ từ 0 – 12 tuổi là giai đoạn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển về thể chất, tinh thần, ngôn ngữ, cảm xúc, kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp xã hội. Chính vì vậy, độ tuổi này trẻ thường thích được tiếp xúc với môi trường, với nhiều người điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất lợi về sức khỏe, đặc biệt là hàng trăm loại virus, vi khuẩn có khả năng xâm nhập gây bệnh và biến chứng nặng, làm gián đoạn quá trình học tập.

Đáng mừng là đa số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã có thể phòng ngừa an toàn và hiệu quả bằng cách tiêm chủng vaccine. Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa kháng nguyên của tác nhân gây bệnh đã bị bất hoạt hoặc giết chết, khi tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, giúp trẻ có được “trí nhớ miễn dịch” đặc hiệu để chống lại bệnh tật.

Ảnh minh họa

Tiêm chủng vaccine được đánh giá là phương pháp phòng ngừa bệnh tật đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nhất. Trẻ hoàn toàn có thể tiêm nhiều loại vaccine cùng lúc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây “quá tải” cho hệ miễn dịch. Trẻ được tiêm chủng đầy đủ sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong, an tâm học tập. Khi trẻ khỏe mạnh, tình trạng kinh tế – tài chính của gia đình được đảm bảo vì không tốn kém điều trị bệnh, cha mẹ cũng có thêm thời gian cho nhiều hoạt động khác thay vì chăm sóc trẻ ốm, đời sống tinh thần từ đó được nâng cao đáng kể.

Việc nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 – 12 tuổi sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan, nắm rõ và không bỏ sót lịch trình tiêm chủng khuyến cáo theo đúng độ tuổi cho trẻ.

Bảng lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi

Trẻ giai đoạn 0 – 12 tuổi nhỡ lịch tiêm vắc xin đúng hẹn có sao không?

Việc tiêm ngừa cho trẻ cần thực hiện theo đúng lộ trình đã được quy định bởi các nhà sản xuất vaccine và khuyến cáo của các cơ quan y tế. Lịch tiêm ngừa vaccine đã được nghiên cứu, thiết kế và xây dựng sao cho phù hợp với sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ.

Nếu tiêm trễ lịch, lượng kháng thể của trẻ bị suy giảm và không được tiếp kháng thể đúng hẹn, nguy cơ rất cao trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…) và trẻ không còn đủ lượng kháng thể để chống lại sự tấn công của chúng, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Trẻ càng nhỏ, khi mắc bệnh sẽ càng nặng, tỷ lệ biến chứng, di chứng, tử vong càng cao và chi phí điều trị sẽ càng lớn.

Nếu tại thời điểm trẻ có lịch hẹn tiêm chủng nhưng điều kiện về sức khỏe chưa phù hợp, trẻ có thể được sắp xếp tiêm trễ/tiêm nhỡ hơn so với lịch tiêm. Tuy nhiên, nên cố gắng giúp trẻ được tiêm ngừa vaccine đầy đủ, đúng lịch, hạn chế tối đa trường hợp tiêm trễ và thời gian nhỡ không nên kéo dài quá lâu, lý do nếu tiêm quá muộn thì nồng độ kháng thể trong cơ thể trẻ giảm sút nghiêm trọng, nguy cơ rất cao trẻ bị nhiễm bệnh.

Phương Anh  
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Xem thêm