Thứ bảy, 23/03/2024 15:31
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Thiếu hiểu biết, không được giáo dục đầy đủ là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mang thai ngoài ý muốn khiến nhiều bé gái phải làm mẹ ở tuổi vị thành niên.

Sinh con ở tuổi 13 - 15

Số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, tại Việt Nam tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% (năm 2019).

Còn theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Đó là chưa kể tới rất nhiều ca nạo phá thai tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê được.

Tình trạng nạo phá thai hiện nay là một vấn đề nhức nhối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nạo phá thai không còn là chuyện riêng của mỗi người mà nó được coi là hành động phi đạo đức, thậm chí cao hơn là tội ác giết người.

mang thaiii

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam đã giảm nhiều so với khoảng 2 thập kỷ trước đây, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến tương lai và sức khoẻ của trẻ.

Theo BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, hiện vẫn còn có nhiều trường hợp trẻ mang thai khi còn rất nhỏ. Đơn cử, một trường hợp bé mới 11 tuổi mang thai, khi gia đình phát hiện thai nhi đã ở tuần thứ 32, việc phá thai lúc này là không thể. Vì bé gái còn quá nhỏ, khung xương và cơ quan sinh dục chưa trưởng thành nên đến ngày dự sinh, bé gái được hạ sinh bằng phương pháp mổ, bé sơ sinh chào đời nặng 3,5kg.

Trường hợp thứ 2 là bé gái 15 tuổi, thường xuyên được cha mẹ gửi cho một người xe ôm chở đi học cả sáng lẫn chiều, vì bận làm ăn. Một ngày gia đình thấy bụng con lớn bất thường, khi đưa đi khám mới phát hiện bé đã mang thai. Nhưng sau khi siêu âm và chẩn đoán kỹ, các bác sĩ mới phát hiện thai hoàn toàn bất thường, vì là một thai trứng toàn phần.

Thai trứng là một cái thai không có phần nhau, không có phần thai, chỉ toàn rau nhau gây thoái hóa nước. Đây là một hiện tượng nguy hiểm bởi vì bé quá nhỏ. Và thai trứng toàn phần bằng một cái thai 7 - 8 tháng, nguy cơ băng huyết có thể dẫn tới cắt tử cung. Sau đó, bé gái buộc phải theo dõi nhiều năm để chắc chắn rằng, thai trứng không diễn tiến tới những ung thư tế bào nuôi.

Nữ bác sĩ cho biết thêm, không ít trường hợp các bà mẹ đưa con đến viện để khám phụ khoa vì nghĩ con bị rối loạn kinh nguyệt nên chậm kinh, bị u nên bụng trướng nhưng sau đó, bác sĩ đã chuyển thẳng bệnh nhân sang khoa sản vì nghi ngờ có thai.

Có em chỉ 13 - 14 tuổi nhưng đã mang thai 19 - 20 tuần tuổi mà bố mẹ không biết, đến khi bác sĩ “bắt bệnh” cả nhà mới tá hoả.

Hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị thành niên

Theo các bác sĩ, việc trẻ em mang thai ở tuổi vị thành niên vô cùng nguy hiểm khi phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: Sản hậu, băng huyết, sảy thai, khó sinh và thậm chí là tử vong vì cơ thể còn nhỏ để mang thai.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y tế Lao động (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, nếu phát hiện mang bầu khi đã quá muộn hoặc biết mang thai nhưng không thông báo sớm với người thân, các cô gái tuổi teen thường bỏ lỡ mất 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian cần được thăm khám và quan tâm đặc biệt.

Đến khi sinh nở, khung chậu trẻ vị thành niên chưa phát triển đầy đủ nên quá trình sinh đẻ gặp nhiều khó khăn, phần lớn phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật.

Không chỉ vậy, trẻ vị thành niên có thai dễ bị trầm cảm sau sinh.

"Làm mẹ sớm, các cô gái trẻ dễ gặp căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống. Nếu không có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ người thân, các cô gái trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, suy nhược cơ thể trầm trọng", BS Dung cho biết.

mang thai

Còn theo Quỹ dân số Liên Hợp quốc, làm mẹ khi tuổi còn quá trẻ khiến các em chịu những nguy cơ tử vong và thương tật cao. Thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20 - 29 tuổi.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ sinh ra bởi các mẹ vị thành niên có nguy cơ tử vong cao hơn so với các bà mẹ trên 20 tuổi. Ngoài ra, so với các bà mẹ sinh con ngoài 20 tuổi, nguy cơ tử vong do thai sản đối với các bà mẹ trong nhóm tuổi 15-19 cao gấp 2 lần và cao gấp 4 lần đối với nhóm dưới 15 tuổi.

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cũng cho hay, các bà mẹ vị thành niên có nguy cơ thiếu máu cao hơn gấp 3 lần so với các nhóm khác.

Do trước khi mang bầu, các em chưa bao giờ được học và chuẩn bị tốt về sức khỏe và tâm lý làm mẹ. Điều này khiến các em không biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bản thân và thai nhi.

Vì thế, theo các chuyên gia, việc giáo dục giới tính và quan sát trẻ trong độ tuổi vị thành niên vô cùng quan trọng. Bởi tới giai đoạn này, trẻ sẽ tò mò về những phát triển của các bộ phận cơ thể.

Đồng thời, với việc phát triển công nghệ thông tin hiện nay rất thuận tiện để trẻ khám phá trực quan, nếu không có những điều chỉnh, quan sát từ bố mẹ trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến những sự việc mang thai hoặc quan hệ ngoài ý muốn.

-->> Tự ý phá thai bằng thuốc tại nhà: Hậu quả khôn lường, mất khả năng làm mẹ

Kim Ngân  
Vì sao không nên ăn chuối vào buổi sáng?
Nặng trĩu mùa cá cơm Quỳnh Lập
Vì sao một số người trở mình liên tục, không thể nằm yên khi ngủ?
Ăn sáng lúc mấy giờ để tốt cho sức khỏe?
Chữa đau bụng giun sán, bất ngờ phát hiện chửa ngoài tử cung
Người đàn ông ở Hà Nội có 4 quả thận
Bé 7 tuổi mắc bệnh cực hiếm gặp gây liệt tứ chi
5 nguyên tắc dạy con của người Mỹ giúp trẻ thành công từ trên ghế nhà trường
Ai là người hối hận sau khi ly hôn?
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
Vì sao ngoại tình thường xảy ra sau 7 năm kết hôn?
Xem thêm