Thứ tư, 15/05/2024 06:59
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/03/2020 12:36

Học sinh bị sốt, ho, khó thở tại trường cần xử lý như thế nào?  

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Tuy tình hình dịch trong nước vẫn đang được kiểm soát tốt nhưng nguy cơ lây nhiễm đối với học sinh, sinh viên, giáo viên và người lao động trong trường học vẫn có nguy cơ xảy ra. Để tăng cường biện pháp phòng chống dịch tại trường học, Bộ Y tế đã xây dựng Hướng dẫn xử lý các trường hợp bị sốt, ho, khó thở tại trường học nhằm hạn chế mức thấp nhất lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe, an toàn dạy và học.

hoc sinh bi sot ho kho tho tai truong can xu ly nhu the nao giadinhvietnam

(Ảnh: Yan.vn)

Khai thác tiền sử tiếp xúc dịch tễ

Khi phát hiện học sinh, sinh viên, giáo viên có một trong các triệu chứng như sốt, ho, khó thở (người nghi ngờ), nhà trường cần thực hiện theo các bước sau:

Đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí. Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1 mét với những người khác.

Nhân viên y tế trường học đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế (trang phục y tế này phải được thay trước khi ra khỏi phòng y tế hoặc khu vực cách ly và giặt sạch với chất tẩy rửa hoặc xà phòng trước khi dùng lại, không giặt chung với các đồ vải khác). Đồng thời, cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ.

Nhân viên y tế khai thác tiền sử tiếp xúc dịch tễ, đối với giáo viên, sinh viên thì hỏi trực tiếp. Đối với học sinh phổ thông, mời cha mẹ học sinh đến trường để phối hợp hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ và thực hiện các biện pháp xử lý.

Cần phải hỏi cụ thể các vấn đề sau: trong vòng 14 ngày trước đó có đi về từ vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế (cả trong và ngoài nước), nêu địa điểm cụ thể nếu có; Trong vòng 14 ngày, có tiếp xúc gần (sống cùng nhà, học cùng lớp, sinh hoạt chung, làm việc cùng phòng, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 1-2m, di chuyển trên cùng phương tiện,…) với người đi về từ vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người nghi ngờ hoặc xét nghiệm có dương tính với SARS-CoV-2.

Nếu trường hợp người nghi ngờ không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì xử lý như sau: Điều trị các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Nếu cần thiết thì nhân viên y tế trường học đưa giáo viên, học sinh, sinh viên phối hợp với cha mẹ đưa học sinh đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Ghi lại thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác y tế trường học.

Trường hợp nghi ngờ có yếu tố tiếp xúc dịch tễ: Vận chuyển đến cơ sở y tế để cách ly và điều trị. CBYTTH phối hợp với trạm y tế cấp xã hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương để đưa học sinh/giáo viên đên cơ sở y tế theo quy định để cách ly và điều trị. Việc vận chuyển học sinh/giáo viên nêu trên phải thực hiện đúng theo quy định về phòng, chống lây nhiễm.

Các biện pháp xử lý tại trường: Đối với trường hợp có tiếp xúc gần hoặc trường hợp có liên quan khác thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương. Đồng thời, thông báo cho toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cho học sinh nghỉ học ngay cho đến khi nhà trường có thông báo mới; Thực hiện khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Yêu cấu đối với khu vực cách ly

Phòng, khu vực cách ly cần đảm bảo: Ưu tiên phòng cách ly có công trình vệ sinh khép kín. Đảm bảo thực hiện phòng chống lây nhiễm bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí, không dùng điều hòa. Hằng ngày, lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường. Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ. Tại cửa phòng bố trí nơi rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để tiện sử dụng.

Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy. Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng của người cách ly vào thùng đựng chất thải. Đối với trường hợp có tiếp xúc dịch tễ thì thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm theo hướng dẫn của trạm y tế cấp xã; thu gom các rác thải sinh hoạt khác vào thùng đựng rác thải thông thường.

Đảm bảo trang thiết bị y tế cơ bản theo quy định. Có nội quy khu vực cách ly: Hạn chế tối đa những người không phận sự vào khu vực cách ly; Đảm bảo an ninh, an toàn; không tổ chức ăn uống tập trung trong khu vực cách ly; cung cấp suất ăn cho người được cách ly và đảm bảo an toàn thực phẩm.

->Bộ y tế khuyến cáo trường học không dùng chung đồ, không bật điều hòa

Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Những điều cần thực hiện trước khi thoa kem chống nắng
Ra mắt bộ sưu tập “Mẹ yêu” nhân ngày Mother's Day
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Xem thêm