Thứ tư, 30/04/2025 11:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 21/12/2015 14:25

Hệ lụy nặng nề do tảo hôn

Nạn tảo hôn không chỉ xảy ra ở miền núi phía Bắc mà nó còn xuất hiện cả ở vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Nguyên nhân là do đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí,...

Những hệ luỵ do tảo hôn ở vùng miền núi đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chất lượng cuộc sống của chính những gia đình “trẻ con”, rộng hơn là của cộng đồng dân cư khu vực đó.

Trước hết, việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các em, nhất là các em gái. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ của người phụ nữ bị chậm lại, thoái hóa. Nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong.

Bên cạnh đó, việc nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh… Không những thế, sau các đám cưới tảo hôn nhiều khi cũng khiến bố mẹ và các gia đình “trẻ con” phải còng lưng trả nợ. Nhiều gia đình phải vay mượn, cầm cố nhà cửa, ruộng nương để làm đám cưới. Xong việc chưa kịp vui mừng đã phải mang trâu, mang thóc đi trả nợ. Có nhà phải bán ruộng rồi kéo nhau đi làm thuê, làm mướn. Đáng buồn hơn có gia đình phải bán cả nhà để trả nợ rồi dắt díu nhau ra bìa rừng dựng lều ở tạm.

Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình. Nhiều trường hợp mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí đánh đập nhau rồi ai đi đường nấy. Đau lòng hơn, còn có những cặp vợ chồng lấy nhau quá sớm nên sự hiểu biết, suy nghĩ chưa chín chắn. Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, hiểu lầm nhau mà dẫn đến việc ăn lá ngón để kết liễu cuộc đời, bỏ lại những đứa con bơ vơ không cha, không mẹ.

Một vấn đề nữa là ở những vùng dân tộc, miền núi, đi kèm với nạn tảo hôn là tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày. Không hiếm những gia đình bố mẹ mới chỉ ngoài 20 tuổi mà lít nhít 3 - 4 đứa con. Từ vấn nạn này thì chuyện thiếu ăn, thiếu mặc, trẻ con không được đi học, không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng, y tế, văn hóa tinh thần là chuyện tật yếu.

Vấn nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số đang là một thực trạng nhức nhối ở một số địa phương. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ luỵ khó lường đối với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ. Chính vì vậy, đây là một tập tục lạc hậu cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay.

Theo T. Hường (Gia đình & Xã hội)

Tags:
Mạng xã hội ngập sắc đỏ 'Yêu nước từ những điều bình dị'
Cứu sống bệnh nhi 12 tuổi sốc phản vệ, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông
Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu tiết lộ về cậu bé trong bức ảnh lịch sử chụp cùng Bác Hồ
Phụ huynh lao vào lớp học đánh nữ giáo viên
Xử phạt người đàn ông đánh con 9 tuổi thương tích
Người dân Nghệ An mong muốn đặt tên xã mới theo địa danh lịch sử, văn hóa
Nữ doanh nhân 9X gây xúc động với video tri ân Đất nước nhân dịp 30/4
49 xã, phường tại Thanh Hóa bỏ đặt tên gắn số
Hơn 150.000 người bỏ tiền để được làm 'người vô gia cư'
Cải cách hành chính tỉnh Nghệ An: Sở nào đứng đầu, địa phương nào đội sổ?
Nhiều địa phương Thanh Hóa họp khẩn, bỏ tên xã đặt theo số thứ tự
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Phát hiện hơn 2 tạ giò me Nghệ An giả tại một cơ sở sản xuất
Đầu bếp Nhà Trắng tiết lộ chế độ ăn đặc biệt của Tổng thống Donald Trump
Làng cổ giữa lòng Hà Nội: Nức tiếng khoa bảng, còn lưu giữ ngôi nhà gần 500 năm
Công nhân các KCN Nghệ An có 19.500 căn hộ nhà ở xã hội trong 5 năm tới
Người phụ nữ trồng rau trên giấc mơ xanh
Phát hiện nhiều bộ hài cốt trong hang đá tại Nghệ An
500.000 sản phẩm Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Đặt tên xã mới ở Thanh Hóa: Nơi đánh số, chỗ ghép tên
Xem thêm