Thứ hai, 20/05/2024 00:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 15/02/2024 11:38

Hàng vạn du khách đội mưa dự khai hội Chùa Hương năm 2024

Từ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón trên 10 vạn du khách, trong đó riêng ngày khai hội đã có khoảng 4 vạn lượt khách đến chùa.

Sáng 15/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã chính thức khai hội thu hút hàng vạn du khách thập phương. Theo Ban tổ chức, từ ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến nay, Khu di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn đã đón trên 10 vạn du khách, trong đó riêng ngày khai hội đón khoảng 4 vạn lượt khách.

Khai-hoi08

Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) chính thức khai hội ngày mùng 6 tháng Giêng.

Khai-hoi14

Ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội), Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2024 phát biểu tại lễ khai hội.

Khai-hoi13

Dù trời đổ mưa nhưng vẫn có hàng vạn du khách thập phương về chùa Hương dự ngày khai hội.

Khai-hoi07

Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày đầu diễn ra Lễ hội, Ban Quản lý Khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử.

Phát biểu tại lễ khai hội, ông Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2024 cho biết, với chủ đề “Lễ hội Chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện” nhằm khẳng định giá trị văn hóa Lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể Khu Di tích Thắng cảnh Hương Sơn - Di tích Quốc gia Đặc biệt.

Khai-hoi06

Tại các tuyến đường dẫn vào khu di tích được giữ gìn thông thoáng, sạch sẽ.

Nét mới của lễ hội Chùa Hương năm 2024 là thành lập Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương nhằm chấm dứt tình trạng chèo kéo, tự phát không theo quy định gây bất cập cho hoạt động phục vụ du khách. Hệ thống thuyền đò phục vụ cho Lễ hội năm 2024 sẽ do Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương cung cấp, quản lý và thực hiện do UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) chỉ đạo.

Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày đầu diễn ra Lễ hội, Ban Quản lý Khu Di tích và Thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử. Ban Tổ chức lễ hội Chùa Hương cũng đưa vào chạy xe điện phục vụ du khách theo lộ trình tuyến, với 3 tuyến đường: Bến xe Hội Xá - bến đò Yến Vỹ; bến xe Đục Khê - bến trượt Đồng Cừ; bến xe Đường số 1 - bến đò Chùa Tuyết Sơn và được niêm yết giá công khai.

Theo ghi nhận của phóng viên Gia đình Việt Nam, lễ khai hội Chùa Hương năm 2024 diễn ra vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nên số lượng người hành hương về đất Phật Hương Sơn giảm so với ngày trước khi khai hội. Tại các tuyến đường dẫn vào khu di tích thông thoáng, sạch sẽ, tình trạng ách tắc giao thông cơ bản không xảy ra.

Khai-hoi01

Trong không gian diễn ra khai hội, lượng khách tuy đông hơn, song các hoạt động vẫn diễn ra trong an toàn, trật tự.

Lễ hội Chùa Hương năm 2024 diễn ra từ ngày 11/2 đến hết ngày 1/5 (từ mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn). Lễ khai hội được tổ chức vào ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn). Mùa lễ hội chùa Hương năm nay, giá vé thắng cảnh sẽ được nâng từ 80.000 đồng lên 120.000 đồng/người/lượt; với những đối tượng ưu tiên thì giá vé 60.000 đồng/người/lượt.

Giá vé dịch vụ thuyền, đò vận chuyển khách tuyến Hương Tích là 85.000 đồng/người/2 lượt vào - ra; giá vé đò 2 chiều tuyến Thanh Sơn - Long Vân 65.000 đồng/người. Giá vé cáp treo khứ hồi người lớn 220.000 đồng, trẻ em 150.000 đồng, vé đi một lượt 150.000 đồng/người lớn, 100.000 đồng/trẻ em. Giá vé vận chuyển khách bằng xe điện 20.000 đồng/người/lượt.

Khai-hoi10

Các tiết mục văn hoá, văn nghệ được biểu diễn trước giờ khai hội.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức (TP. Hà Nội) cho biết, lễ hội Chùa Hương là một lễ hội giàu tính nhân văn, ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

"Lễ hội là nơi hội tụ các nét sinh hoạt văn hóa như bơi thuyền đêm thơ, múa rồng, lễ phật...cùng với tiếng trống khai hội linh thiêng của nhà chùa trụ trì thượng tọa Thích Minh Hiền gióng lên sẽ đánh thức mọi cỏ cây hoa lá vạn vật để khai xuân mở hội, cầu cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người được bình an, ấm no hạnh phúc...", ông Đặng Văn Cảnh nói.

Hành hương về với chùa Hương là nét đẹp của mỗi phật tử, du khách có từ ngàn xưa, khi trở về miền đất Phật. Nét đẹp đó mãi mãi trường tồn trong không vô cùng và thời gian vô tận. Là sự giao thoa hài hoà nét đẹp thiên nhiên kỳ vỹ và và vẻ đẹp tâm linh huyền bí hấp dẫn du khách.

Khai-hoi16

Du khách chuẩn bị đồ lễ trước khi vào dâng hương lễ Phật.

Khai-hoi15

Ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng ban quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết, với chủ đề “Lễ hội Chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện”, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã tập trung tối đa các lực lượng nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho lễ hội.

Lễ hội chùa Hương có mối quan hệ mật thiết, kết nối giữa di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là cầu nối giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người dân, du khách và phật tử thập phương

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn là một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm 21 ngôi chùa, động thờ Phật, ngôi đền thờ Thần theo tín ngưỡng nông nghiệp bản địa và gắn liền với Phật giáo Đạo tràng. Trải qua gần 6 thế kỷ, danh lam thắng cảnh quần thể Hương Sơn vẫn giữ nguyên được giá trị về lịch sử và danh thắng.

Năm 2018, Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (Chùa Hương) được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) kéo dài nhất cả nước và thu hút hàng triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Nam Anh  
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm