Thứ hai, 16/09/2024 03:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 06/09/2024 21:32

Hà Nội chủ động ứng phó siêu bão số 3 Yagi

Bão số 3 Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông. Để chủ động ứng phó với cơn bão này, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Điện chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị khẩn trương thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm.

Trước dự báo cơn bão số 3 (bão Yagi) trên Biển Đông đang di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh, diễn biến phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, có khả năng cao ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký ban hành Điện hỏa tốc của Thường trực Thành ủy về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn.

Dự báo đường đi của bão số 3.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng; nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ".

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn.

Bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa đảm bảo có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ. Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân.

Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất…

Đối với các Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh.

Xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tình hình bão để chủ động ứng phó.

Thường trực Thành ủy giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các cơ quan báo chí của thành phố thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến của cơn bão và sự chỉ đạo công tác phòng, chống bão của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố. Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất.

Thường trực Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão.

"Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm” - văn bản nhấn mạnh.

PV  
Nạn nhân sạt lở đất đá ở Yên Bái nhập viện nguy kịch, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Gần 44.000 người dân Hà Nội sơ tán do lũ đã quay trở về nơi ở cũ
Công an tỉnh Quảng Ninh chung tay hỗ trợ các gia đình khắc phục hậu quả bão số 3
Khai mạc chương trình Đêm hội Trăng rằm của Gia đình Việt Nam tại TP. Cần Thơ
Các quốc gia châu Á đón Tết Trung thu thế nào?
Sạt lở đất trong đêm vùi lấp 8 ngôi nhà ở Yên Bái
Gia đình ngư dân Quảng Ninh mất tiền tỷ, bỏ mạng vì bão số 3
Hàng nghìn người rước đèn lồng Đêm hội trăng rằm trên đường phố Cần Thơ
Những 'chú lợn đất' không lãng phí
Đề nghị miễn phí BOT đường bộ với các xe chở hàng hóa cứu trợ lũ lụt
Đào mộ bác họ đòi 5 tỷ đồng chuộc hài cốt
Người dân Hà Nội đổ xô bắt cá sau lũ
Ngừng sử dụng 41 chung cư cũ của 2.600 hộ dân tại TP. Hải Phòng
Người dân vùng ngập lụt cần làm gì khi nước rút?
Băng rừng hơn 7km khiêng người bị thương đi cấp cứu
Thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Các nước trên thế giới làm gì để tránh ngập lụt đô thị?
Hà Nội đảm bảo y tế, trực cấp cứu 24h mỗi ngày để phòng chống bão lũ
Tiền bán vé “BOND Live In Vietnam” sẽ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Người dân vùng lũ cần viện trợ gì?
Xem thêm