Giáo dục trẻ em: "Kỷ luật” trước, dạy dỗ sau
Cây không được cắt tỉa trong suốt quá trình sinh trưởng sẽ phát triển thành một cây cổ thụ cong queo. Giáo dục con cái cũng vậy, hãy học cách "kỷ luật" trước sau đó mới "dạy".
Giáo sư Qian Wenzhong từ Đại học Phúc Đán đã viết một bài báo có tựa đề "Giáo dục, xin đừng nhân danh tình yêu mà nhân nhượng trẻ em", trong đó có một câu vô cùng ý nghĩa: “Trẻ em dù sao cũng không phải là người lớn, chúng phải là người lớn, phải có kỷ luật và trừng phạt. Chúng ta phải nói với con cái rằng nếu chúng phạm sai lầm, chúng phải trả giá”.
Theo quan điểm của tác giả, giáo dục trẻ em bao giờ cũng là “kỷ luật” trước rồi mới “dạy”. Tuy nhiên, thực tế là cha mẹ ngại kỷ luật, thầy cô cũng không dám kỷ luật, cuối cùng trẻ không được kỷ luật ở độ tuổi đáng ra phải kỷ luật, dẫn đến hàng loạt hệ lụy xấu, thậm chí nhiều trẻ còn lạc lối.
Ảnh minh họa.
Một người sẽ trải qua ba kiểu trường lớp trong đời, đó là gia đình, trường học và trường đời. Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng chỉ cần ghi danh cho con mình vào các lớp dạy kèm đắt tiền nhất, mua một ngôi nhà tốt nhất ở khu trung tâm, càng gần trường nhất càng tốt và cho con vào các trường hàng đầu là họ đã chiến thắng ngay từ vạch xuất phát, nhưng họ thường bỏ qua tầm quan trọng của việc dạy con.
Hầu hết các gia đình hiện đại đều ít con nên sẽ dành hết yêu thương cho những đứa trẻ này đến mức bao bọc con thái quá. Con làm sai cũng không nỡ mắng mỏ vì sợ con tổn thương. Kết quả, con cái của họ sẽ trở thành đứa trẻ khổng lồ với khả năng tự lập cực kỳ kém, không có kỷ luật.
Thực tế bất cứ cha mẹ nào mà không yêu thương, không muốn nuông chiều con cái, không muốn dành cho con những điều tốt nhất. Tuy nhiên yêu thương, chiều chuộng không đồng nghĩa với việc luôn đáp ứng tất cả các yêu cầu của con, cho dù điều đó là vô lý và quá sức. Nuông chiều không có điểm dừng có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực cho cả cha mẹ và con cái.
Trong một gia đình có đứa trẻ thích viết nguệch ngoạc lên những bức tường nhà. Hai vợ chồng miễn cưỡng phê bình con, thậm chí đến nhà bạn chơi, con vẽ bậy lên tường cũng bào chữa cho con bằng câu muôn thưở: “Cháu nó còn nhỏ”.
Cho đến một ngày, đứa trẻ ra đường vẽ bậy lên một chiếc ô tô sang đắt tiền, gia đình phải bồi thường cho chủ xe rất nhiều tiền. Đây là hậu quả của việc cưng chiều con cái và miễn cưỡng kiểm soát chúng.
Trên thực tế, trong quá trình trưởng thành của trẻ, việc phê bình và kỷ luật trẻ đúng cách là rất cần thiết. Nếu một cái cây không bao giờ được cắt tỉa trong suốt quá trình sinh trưởng của nó, cuối cùng nó có thể phát triển thành một cây cổ thụ cong queo.
Cha mẹ ngại kiểm soát con, giáo viên không dám kiểm soát học sinh
Nếu giáo viên phê bình trẻ mà trẻ về “mách” phụ huynh, phải gia đình không hiểu chuyện, rất có thể ngày mai thôi họ sẽ đến trường làm ầm lên đòi kiện tụng. Giáo viên ấy sẽ gặp nhiều rủi ro.
Vì vậy, trước hoàn cảnh đó, nhiều giáo viên đành phải “nhắm mắt làm ngơ” trước những vi phạm của học sinh. Thậm chí, có giáo viên còn sắp xếp những học sinh cá biệt ngồi ở góc lớp để các em muốn làm gì thì làm, ngủ, đọc sách linh tinh, nghịch điện thoại, miễn là không ảnh hưởng đến giờ học.
Tuy nhiên, nếu một người thầy không dám kiểm soát học sinh, chẳng phải cuối cùng học sinh sẽ là người chịu thiệt hay sao?
Tại sao ngày càng có nhiều đứa trẻ hư trong xã hội? Vì sao ngày càng nhiều bạn trẻ lạc lối? Vì sao tội phạm vị thành niên gia tăng?
Ảnh minh họa.
Trong số đó, một trong những nguyên nhân lớn là sự giáo dục có vấn đề. Cha mẹ cưng chiều không muốn kiểm soát, giáo viên muốn kiểm soát nhưng không dám kiểm soát, cuối cùng để đứa trẻ bị bỏ lại một mình, loay hoay giữa đúng sai, được mất.
Tất nhiên, chúng ta không cổ xúy cho bất kỳ hình phạt thể xác nặng nề nào, điều quan trọng cần phải biết rằng việc giáo dục con cái không chỉ là chuyện chiều chuộng. Vì tâm hồn trẻ thơ còn non nớt, thế giới quan chưa hoàn thiện nên đây là lúc cần được giáo dục. Cha mẹ nên quản lý, giáo viên cũng nên có quyền kỷ luật với sự đồng ý của phụ huynh.
Trong kỷ luật tích cực, cha mẹ cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết như chế ngự sự căng thẳng, tức giận, hay biết cách lắng nghe con một cách tích cực. Khi người lớn tức giận, trẻ em sẽ là người lãnh hậu quả, có thể dẫn đến những bạo lực về thể chất cũng như tinh thần.
Khi tình yêu dành cho con đủ lớn, phụ huynh sẽ hiểu rằng con trẻ không chỉ cần được chăm sóc về vật chất, ăn món gì, học trường nào… mà còn cần cha mẹ đồng hành trong mỗi bước đi trên hành trình trưởng thành. Để cùng con lớn khôn, cha mẹ phải lựa chọn, đánh đổi, thậm chí kỷ luật nghiệm khắc cùng với giáo viên để con sống tốt và lành mạnh hơn.