Thứ hai, 18/11/2024 09:07     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 18/11/2022 11:30

Tâm thư gửi con tuổi nổi loạn: Học tập không phải nhiệm vụ duy nhất nhưng nhà luôn là nơi để về

Bức tâm thư người mẹ gửi con trai đang ở “tuổi nổi loạn” chứa đựng những nỗi niềm của người làm cha mẹ trong hành trình nuôi con.

Con trai của mẹ,

Con đang đứng ở điểm nút của cuộc đời, ngoảnh lại là khoảng thời gian tuổi thơ lặng lẽ trôi đi, tiến về phía trước là bức màn tuổi trẻ đang từ từ mở ra. Có những điều nếu mẹ không nói sẽ không ai nói với con.

Chúng ta đã có giao kèo với nhau, bố mẹ làm tốt công việc của bố mẹ, con phụ trách việc học tập thật tốt, không ai làm ai lo lắng cả, con vẫn nhớ chứ?

Sống phải có mục tiêu

Con người có thể không có lý tưởng cao cả, nhưng không thể đánh mất mục tiêu.

Mục tiêu không nhất thiết phải là điểm số ở trường, nhưng con phải cho bản thân một hướng đi để tiến về phía trước.

Con có mục tiêu và cuộc sống có thể tàn nhẫn với bạn, nhưng đó là những thử thách. Vượt qua nó, con sẽ cảm ơn chính mình.

day con Giadinhonline (1)

Tâm thư người mẹ gửi con trai nhấn mạnh việc học không phải quan trọng nhất nhưng phải luôn nhớ nhà là nơi để quay về (Ảnh minh họa)

Ý thức được vị trí của mình

Ở nhà, con là hoàng tử của bố mẹ, nhưng sau khi ra khỏi nhà, đến trường, ra xã hội sẽ không có ai coi trọng con.

Con cần biết chính xác mình nên đóng vai trò gì trong hoàn cảnh nào. Việc con có hiểu rõ vị trí của mình hay không sẽ quyết định cách người khác nhìn nhận con.

Con muốn người khác coi thường hay tôn trọng con, con phải chịu trách nhiệm.

Học tập không phải là nhiệm vụ duy nhất

Mặc dù học tập là một nhiệm vụ quan trọng, thế nhưng không phải là duy nhất, học tập tốt mà thể chất kém thì đó thật là một sự thiếu sót, khó lòng mà có thể giữ vẹn toàn.

Có người nói, đời người là những quãng thời gian so bì, khi 10 tuổi so học lực, khi 20 tuổi so thành tích, khi 30 tuổi so năng lực, khi 40 tuổi so sự trải đời, khi 50 tuổi so của cải vật chất, khi đã 70 tuổi so bệnh án,…

Vậy thì thực ra, đến cuối cùng vẫn là so bì nhau sức khỏe. Con hãy luôn nhớ phải rèn luyện sức khỏe thường xuyên nhé!

day con Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Xây dựng những thói quen tốt

Kiến thức có thể đạt được thông qua học tập, khả năng cũng có thể được phát triển thông qua thực hành, nhưng thái độ được hình thành thông qua thói quen.

Trong quá trình nuôi dưỡng những thói quen tốt ấy, sẽ có những lúc ta thiếu đi sự kiên trì bền bỉ, vì thế mẹ mong con có thể làm được đó chính là sự kiên trì bền bỉ.

Ngay bây giờ, chính là lúc con nuôi dưỡng và điều chỉnh lại thái độ của mình. Mẹ hy vọng trong tương lai tất cả những việc con làm đều là những điều bổ ích.

Không từ bỏ chính mình

Trong cuộc sống của con, không ai có nghĩa vụ phải tốt với con, ngoại trừ bố mẹ.

Đừng nghĩ rằng thế giới không thể xoay chuyển nếu không có con cung đừng cho rằng mình nhỏ bé mà buông bỏ, từ bỏ chính mình.

Kết giao với những người giỏi giang

Nếu con có thể tìm được những người bạn cùng chung chí hướng với con, khích lệ lẫn nhau, cùng nhau tiến lên, vậy thì con nhất định sẽ rất may mắn. Đừng ngại kết giao với những người bạn giỏi giang hơn mình con nhé, những người bạn như vậy sẽ có thể khích lệ con hăm hở tiến bước.

Tất nhiên, con phải nhớ một điều rằng, bạn bè đối xử với nhau bằng sự chân thành. Khi bạn bè rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mình sẽ hết lòng đưa tay giúp đỡ bạn. Những người cùng cười với ta thì rất dễ dàng quên đi, nhưng những người có thể cùng khóc với ta là những người ta khó quên nhất.

day con Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Cuộc sống chỉ có tình yêu thôi là chưa đủ

Sớm muộn gì con cũng sẽ yêu, mẹ muốn nói với tư cách là một người từng trải: Lúc mới yêu luôn là những ngày đẹp đẽ, những lời nói ngọt ngào luôn làm con người ta chìm đắm, thế nhưng con hãy luôn nhớ rằng thực tế cuộc sống có bao khó khăn và thách thức mà nếu chỉ có tình yêu thôi là chưa đủ.

Đừng quá mơ mộng về vẻ đẹp của tình yêu, đừng quá đau buồn khi một mối tình kết thúc. Điều tốt nhất chính là giữ vững tâm thái của mình.

Bố mẹ mong muốn được gần con

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn được gần gũi với con nhưng khi con lớn lên, chắc chắn bầu trời của con sẽ ngày càng rộng hơn, khoảng cách không gian và thời gian giữa con và bố mẹ chắc chắn sẽ ngày càng xa hơn, xa hơn nữa.

Bố mẹ lúc nào cũng trăn trở một điều rằng có thể đi với con được đến nấc thang nào của bầu trời ấy. Bởi vì bầu trời của bố mẹ và bầu trời của con cái hoàn toàn trái ngược nhau, khoảng cách ấy cứ theo từng ngày từng ngày một mà kéo dài ra khi bố mẹ ngày một già đi.

Cho đến một ngày bố mẹ không còn trên cõi đời này nữa, bố mẹ vẫn mãi một nỗi lòng như vậy. Con yêu nỗi lòng của bố mẹ liệu con có hiểu?

Được và mất trong cuộc sống

Một người không thể luôn luôn gặp may mắn và thành công, cũng không thể mãi mãi gặp khó khăn mà chẳng đạt được gì. Điều quan trọng là khi đạt được điều gì đó chúng ta phải luôn tỉnh táo, biết mình đang ở đâu, bởi trên thế giới này còn có rất nhiều người giỏi giang hơn mình.

Còn khi thất bại, con hãy nhớ đến sự kiên trì và cố gắng, quá khứ đã đi qua như thế nào thì hiện tại cũng sẽ qua đi như thế mà thôi.

Nhà là nơi để về

Người thân là duyên phận. Cả đời này không có cách nào đi hết với con nửa quãng đời còn lại, thế nhưng mỗi khi con gặp phải “giông tố bão bùng” thì nhà vẫn luôn là nơi chắn mưa chắn bão!

Cho dù không thể cùng con “chiến đấu”, bố mẹ cũng có thể cùng con san sẻ nỗi vất vả khó khăn. Nhà vẫn luôn là bến đỗ bình yên nhất của con.

Cuộc đời này, không biết chúng ta có thể ở bên nhau bao lâu, mẹ chỉ mong có thể trân trọng từng giây từng phút hiện tại.

-> Thất bại hoàn toàn vì mẹ "kiệm" lời khen

T. Linh  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm