Thứ sáu, 17/05/2024 18:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/06/2017 19:08

Giáo dục mang màu sắc thương mại: Nhiều giá trị đã bị lãng quên

Những chuẩn mực của giáo dục ngày trước đã bị coi là lỗi thời, và dường như người ta đã lãng quên nó như một dòng chảy của cuộc sống.

Sau những năm đổi mới, cuộc sống khấm khá lên nhiều. Lúc ấy, người ta mới bắt đầu chú ý đến sự học. Bởi trước kia, ăn còn chẳng đủ, học hành gì cho mất công. Và thế là, các trung tâm luyện thi, trung tâm ngoại ngữ mọc lên như nấm sau mưa. Ngày ấy, mở được một trung tâm như vậy, là yên tâm sẽ có nhà có xe sau một thời gian không quá dài.

giao-duc-mang-mau-sac-thuong-mai-nhieu-gia-tri-da-bi-lang-quen-giadinhonline.vn 1

Nhiều giá trị giáo dục đang dần bị lãng quên (Ảnh minh họa)

Tôi cũng có thời gian đi dạy ngoại ngữ ở các trung tâm tự phát ấy, mà ban đầu là do các giảng viên đại học hoặc các cán bộ trong trường, với đầu óc nhạy bén về kinh tế, mở ra. Lúc đầu thì hào hứng lắm, vì tiền thù lao cao, lại chẳng phải động não gì nhiều. Nhưng đến lúc vào việc thì mới thấy đúng là nản. Học viên ở dưới thì một là thụ động nói gì nghe nấy, hai là nằm lăn ra ngủ, ba là ngồi ôm ấp nhau như thể chốn không người hoặc giả họ thích vào nơi đông người ôm nhau để có nhiều khán giả. Nhiều lúc tôi phải bảo, các anh các chị bỏ tiền ra học thì cố gắng học cho đỡ phí, chứ tôi dạy như này mà lấy tiền thì cũng ngại. Ngay lập tức có học viên trả lời ráo hoảnh và thực ra là cũng chân tình, rằng thầy nhận tiền rồi cứ dậy, chẳng làm sao, bọn em học hay làm gì là việc riêng của mình, thầy cứ yên tâm là không ai có ý kiến về trình độ hay sự nhiệt tình của thầy đâu. Tất nhiên còn bốn là năm là rồi vân vân là, nhưng xin không kể ra vì rất tốn thời gian.

Một lần, trong lúc chờ đến giờ, ngồi ở quán nước, nghe được đoạn hội thoại của hai học viên. Một người bảo, học ở trung tâm được nhiều kiến thức hơn trong lớp. Người kia bảo, ờ đúng thật, lại chẳng phải rón rén như học ở trường, mình đã nộp tiền rồi, thầy cô giáo phải phục vụ mình, có văng tục ra lớp cũng không dám đuổi. Tôi chỉ biết thở dài, bởi liên tưởng đến chuyện hôm trước, khi tôi kêu gọi các học viên chịu khó tập trung một chút, thì một học viên nhếch mép cười mà rằng, thầy cứ làm việc của thầy, còn nghe hay không làm việc của chúng em. Học viên đó lại nói thêm, có phải trường thật đâu mà thầy nghiêm khắc làm gì. Không thích rút ra kết luận, nhưng tôi vẫn phải làm điều đó, vẫn phải kết luận rằng cuối cùng mình chỉ là người đi bán chữ. Đơn giản thế thôi. Và học viên có tôn sư trọng đạo như truyền thống lâu nay hay không, đấy là việc của họ.

Từ lúc xác định được tâm thế ấy, trong người cũng thấy nhẹ nhàng hơn. Không bị ngộ nhận về việc mình đang làm là cái gì đó ghê gớm lắm, nhưng cũng không vì thế mà hạ mình xuống. Chỉ tự nhủ, nếu mình vẫn đang đứng trên bục giảng, vẫn được học viên gọi là thầy, thì phải cư xử đúng như những gì phải cư xử.

Theo đà phát triển của kinh tế, dùng chữ kinh tế ở đây thì có vẻ chính xác hơn từ chung chung là xã hội, việc học và dậy ngày càng được thương mại hóa. Đến trường đại học còn dễ thành lập, thì những trung tâm ngoại ngữ, học nghề lại càng đơn giản hơn rất nhiều. Một anh Tây ba lô nào đó, sau khi hết tiền tiêu, đi dậy vài câu tiếng Anh cà lơ phất phơ cũng thành thầy. Một chị ngồi ở bàn ghi danh thu tiền cũng được gọi trân trọng là cô giáo. Tên gọi vẫn còn đó, nhưng sự tôn trọng đã mất đi, và thậm chí, cách gọi ấy khiến các nhà giáo chân chính phẫn nộ. Học viên, ở đây là người bỏ tiền ra mua chữ, tất nhiên dù nói bằng mỹ từ nào đi chăng nữa thì về bản chất cũng đã thành thương vụ, nên học viên có quyền đòi hỏi, có quyền tự coi mình như Thượng đế theo slogan của ngành thương mại và dịch vụ. Người dạy cũng phải biến đổi theo cho hợp với xu thế thời đại.

Trung tâm nào, lò luyện nào chưa đông người theo học thì khuyến mãi học 1 tặng 1, thì tặng voucher, thậm chí trích phần trăm cho học viên nào rủ rê được thêm người như kiểu bán hàng đa cấp. Và theo chiều ngược lại, trung tâm nào có tiếng rồi là bắt đầu lên mặt, bắt đầu chảnh, thậm chí hành xử theo lối phở mắng cháo chửi đang thịnh hành và có chiều hướng trở thành mốt.

Ngày hôm nay, dù cho các thầy cô cố tỏ ra mình là “ngoáo ộp”, nhưng thực tình, học sinh sinh viên chỉ tỏ ra sợ, chứ thực tế không còn kính trọng nữa. Các bạn học sinh sinh viên thừa biết rằng để được dậy ở trường điểm này trường chuyên kia, các thầy cô cũng phải chạy bao nhiêu tiền, cũng phải quan hệ như thế nào, chứ không phải do tài năng thật của mình. Do đó, sự tôn trọng không còn được đong đầy như trước. Học sinh sinh viên coi mình là người trả tiền để mua chữ, nên học hay không là chuyện khác. Ngay đến các trường đại học lớn, cũng bắt đầu phải chiêu sinh bằng mọi giá, Bởi nếu cứ giữ nguyên tiêu chí như trước, cho dù giữ được chất lượng về lâu về dài, nhưng trước mắt là sẽ không đủ kinh phí để hoạt động.

giao-duc-mang-mau-sac-thuong-mai-nhieu-gia-tri-da-bi-lang-quen-giadinhonline.vn 2

Giáo dục đã có nhiều thay đổi theo từng thời đại (Ảnh minh họa)

Người ta vẫn ra sức nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt, nhưng thực ra, đó là một khái niệm đã bắt đầu trở nên xa vời, chỉ còn hình thức là chính. Đó gần như một sự mỉa mai, bởi người ta đến thăm thầy cho phải phép, chứ không còn là tình cảm như trước.

Vấn đề ở đây, xét cho cùng, chỉ là chuyện đi xuống của cái được gọi là đạo đức. Những chuẩn mực của ngày trước đã bị coi là lỗi thời, và dường như người ta đã lãng quên. Trong khi đó, những chuẩn mực mới chưa được hình thành, và đáng lo hơn, là không ai coi đó là chuyện nghiêm trọng. Người ta quan tâm đến việc kiếm ra nhiều tiền, mua nhiều nhà dự trữ, tích vàng phòng thân, xa hơn nữa là tìm cách định cư ở nước ngoài để có một cuộc sống cuối đời nhàn nhã như mong ước, chứ hơi đâu đi lo việc không phải của mình.

Và một khi, những giá trị đạo đức không theo kịp sự phát triển của xã hội, nhất là kinh tế, thì giáo dục sẽ không còn là giáo dục.

→ Bỏ biên chế giáo viên: Cần thực hiện có lộ trình

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng

Tags:
  • Tin liên quan
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Xem thêm