Thứ năm, 16/05/2024 16:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 01/06/2023 16:48

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Chính sách đãi ngộ cán bộ y tế không còn phù hợp

Theo TS. Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các chính sách đãi ngộ nhân tài hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn và không bắt kịp với sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân. Do vậy, phải có sự đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ ngành y tế.

Theo TS. Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các chính sách đãi ngộ nhân tài hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn và không bắt kịp với sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân. Do vậy, phải có sự đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ ngành y tế.

TS Trần Thị Nhị Hà cho biết, quan điểm của ngành y tế Hà Nội là dù y tế tư nhân hay công lập cũng đều phục vụ người dân.

Tuy nhiên, cơ sở y tế công lập còn có nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân nghèo, yếu thế, khám chữa bệnh BHYT. Ở hệ thống y tế công lập, người dân cũng được đối xử công bằng hơn trong các dịch vụ y tế.

295soyte-701

TS. Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội

Trong những năm qua, ngành y tế Hà Nội thường xuyên tuyển dụng được nhân lực chất lượng cao như thủ khoa các trường đại học, sinh viên đạt giải trong kỳ thi của ngành y tế.

Tuy nhiên, sau khi tuyển dụng, về làm việc ở Hà Nội được một thời gian, có tình trạng các em xin thôi việc. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu nhập chưa đảm bảo cuộc sống.

Bên cạnh đó, cơ hội được thăng tiến, được cống hiến cũng chưa đáp ứng so với mong muốn của nhiều người. Đơn cử như để phát huy hết năng lực chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ có trình độ cao, cần phải đầu tư đầy đủ trang thiết bị y tế cho bệnh viện.

"Ở bất cứ môi trường nào, dù công lập hay tư nhân, kể cả tuyến huyện hay trung ương luôn mong muốn làm công tác chuyên môn, phục vụ người bệnh. “Nếu chúng ta xác định được rõ nguyên nhân, tìm ra được giải pháp căn cơ thì tôi tin rằng những khó khăn về nhân lực của ngành y tế sẽ được khắc phục”, TS. Trần Thị Nhị Hà nêu quan điểm.

Cũng theo lãnh đạo ngành y tế TP. Hà Nội, với các cơ sở y tế công lập cần phải có cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa để thu hút nhân lực chất lượng cao. Cụ thể, ngoài những chính sách về mặt tài chính, cũng cần môi trường làm việc văn minh; chính sách đãi ngộ về vị trí việc làm, như việc cân nhắc bổ nhiệm cũng rất quan trọng.

2- DSC01119

Bộ trưởng Bộ Y tế ghi nhận ngành y tế Hà Nội chuẩn bị chu đáo, toàn diện cho chiến dịch Ngày Vi chất dinh dưỡng

Ngoài ra, cũng cần phải biểu dương, khích lệ những cán bộ có thành tích trong công việc. Khi cởi được nút thắt về tài chính, chính sách đãi ngộ, thì việc thu hút nhân tài, nhân lực cho ngành y tế dễ dàng hơn rất nhiều.

Trước đó, tại ỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, TS. Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế, đại biểu Quốc hội khóa XV đã có những trình bày về quy định về tiền lương phụ cấp đối với cán bộ y tế cơ sở.

Chiều ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại nghị trường về việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho biết hiện chế độ tiền lương của nhân viên y tế được áp dụng từ năm 2004, đã gần 20 năm còn chế độ phụ cấp tại các nghị định của Chính phủ cũng đã được ban hành hơn 10 năm trước. Như vậy, đây không phải kết quả đạt được, mà là hạn chế của công tác xây dựng chính sách đối với nhân viên y tế tại tuyến cơ sở.

Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà, vừa qua, Chính phủ đã ban hành nghị định, áp dụng mức phụ cấp 100% đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn tại tuyến y tế cơ sở, nhưng thời gian áp dụng cũng chỉ đến hết năm 2023, từ năm 2024 thì chưa rõ phụ cấp của nhân viên y tế được điều chỉnh như thế nào. “Tôi đề nghị đưa nội dung ban hành quy định lương và phụ cấp này vào nội dung cần thực hiện về chính sách đối với cán bộ tuyến y tế cơ sở”.

Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85 về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập, hiện nay đã hết hiệu lực, rất cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn đề tự chủ và cơ chế tài chính cho lĩnh vực y tế, trong đó chú trọng phân loại từng mức độ tự chủ một phần chi thường xuyên và cơ chế khuyến khích các đơn vị thực hiện tự chủ với trạm y tế.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng, mấu chốt vấn đề để giải quyết triệt để bài toán y tế cơ sở là cần một cơ chế tài chính theo vốn ngân sách nhà nước cấp đủ kinh phí nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên cho các đơn vị y tế cơ sở. Chênh lệch giữa thu dịch vụ và chi phí trực tiếp thực hiện dịch vụ cho đơn vị được phép giữ lại để sử dụng theo quy định nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ xây dựng một đề án riêng cho Trạm y tế xã với mục tiêu đến năm 2030, các trạm y tế xã có đủ cơ sở vật chất, nhân lực theo tiêu chí của từng địa bàn, khu vực, theo bán kính phục vụ, đảm bảo tính căn cơ và lâu dài.

Hà Long  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Xem thêm