Thứ tư, 17/04/2024 01:45
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 21/06/2022 07:10

Giải pháp nào bảo vệ quyền tác nghiệp cho nhà báo?

Không ít vụ việc các nhà báo bị hành hung, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm khi tác nghiệp. Vậy giải pháp nào để bảo vệ quyền tác nghiệp hiệu quả cho nhà báo?

Khi nhà báo bị đe dọa, hành hung

Thời gian qua, tình trạng phóng viên, nhà báo bị cản trở, đe dọa hay thậm chí là hành hung trong khi tác nghiệp vẫn xảy ra thường xuyên khiến dư luận xã hội không khỏi bất bình.

Ngày 20/2/2022, khi đang tác nghiệp gần trạm thu phí đường tránh Biên Hoà (thường gọi là Trạm thu phí BOT Trảng Bom), phóng viên Nguyễn Văn Tuấn (Báo Người Lao Động) đã bị 2 đối tượng lạ mặt hành hung và truy đuổi.

Hanh-hung1

Phóng viên Dũ Tuấn (Báo Nông thôn Ngày nay) bị người đàn ông dùng dao dọa giết khi đang tác nghiệp hồi tháng 3/2018.

Vào thời điểm trên, phóng viên Nguyễn Văn Tuấn được phân công đến xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) để ghi nhận ý kiến người dân, chính quyền, nhà đầu tư về việc xử lý bất cập liên quan đến dải phân cách cứng trước trạm thu phí đường tránh Biên Hòa.

Tại đây, sau khi thu thập ý kiến, phóng viên tiến hành chụp ảnh dải phân cách thì bị 2 đối tượng đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm hành hung và dùng gậy gỗ truy đuổi.

Ngày 2/3/2022, phóng viên Tiến Thắng (Báo Tuổi Trẻ thường trú tại Hải Phòng) bị 4 nam thanh niên che kín mặt đi trên 2 xe máy không mang biển kiểm soát ném đầu lợn và tạt máu lợn vào nhà riêng tại phường Hưng Đạo (quận Dương Kinh, Hải Phòng).

Trước đó, phóng viên này đã có bài viết phản ánh về tình trạng nhiều hàng quán tại TP. Hải Phòng đăng ký kinh doanh loại hình nước giải khát nhưng thực chất trang trí, hoạt động giống mô hình bar, sàn nhạc công suất lớn mở xuyên đêm, công khai hoạt động ngay giữa trung tâm khiến người dân bức xúc.

Hanh-hung3

Nhóm đối tượng truy đuổi, hành hung phóng viên Báo Người Lao Động khi tác nghiệp gần trạm BOT Trảng Bom (Đồng Nai) tháng 2/2022.

Gần đây nhất, ngày 24/5/2022, phóng Nguyễn Thanh Quân (Báo Thanh Niên thường trú tại tỉnh Đắk Nông) khi đang tác nghiệp tại phường Nghĩa Tân, (TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) thì bất ngờ bị một người lạ mặt tấn công vào mặt rồi bỏ đi.

Trước đó không lâu, ngày 6/4/2022, trong quá trình tác nghiệp tại khu vực thác Cá Sấu (phường Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa) để phản ánh việc xây dựng trái phép, phóng viên Nguyễn Tài Đại (Báo Tuổi Trẻ) cũng bị một người đàn ông tên Bùi Đình Trọng gọi điện đe dọa "xin một cánh tay" nếu còn tiếp tục phản ánh về việc xây dựng trái phép tại đây.

Giải pháp nào bảo vệ quyền tác nghiệp?

Dù pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ nhà báo tác nghiệp, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động báo chí nhưng thời gian qua vẫn có không ít vụ việc các đối tượng hành hung, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi họ hoạt động tác nghiệp đúng quy định pháp luật.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều hình thức cản trở phóng viên, nhà báo tác nghiệp như gây khó khăn trong tiếp cận thông tin; thu giữ phương tiện tác nghiệp; đe dọa, hành hung... đã không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà báo, cơ quan báo chí mà còn ảnh hưởng đến quyền được tiếp nhận thông tin của người dân và xã hội.

Hanh-hung2

Hai đối tượng dùng cuốc hành hung, truy sát nhà báo khi đi xác minh thông tin về tình trạng khai thác đất trái phép tại Hà Tĩnh gây xôn xao dư luận tháng 7/2021.

Nguyên nhân của những vụ cản trở, đe dọa, hành hung phóng viên, nhà báo khi đang tác nghiệp phần lớn đến từ các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm, tiêu cực nên muốn che giấu do lo sợ bị báo chí phanh phui.

Để bảo vệ quyền tác nghiệp của các phóng viên, nhà báo, hệ thống chế tài được Nhà nước xây dựng khá hoàn chỉnh với nhiều biện pháp hình sự, dân sự, hành chính thể hiện qua các quy định của pháp luật, từ Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Hình sự, Nghị định 119 xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí....

Tuy nhiên, dù có nhiều cơ quan chức năng, đơn vị, tổ chức xử lý hành vi cản trở tác nghiệp báo chí song hiệu quả xử lý vẫn còn thấp và chưa kịp thời. Do đó, một số nhà báo nhiều kinh nghiệm cho rằng để quá trình tác nghiệp được an toàn, hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ pháp luật thì trước hết các phóng viên, nhà báo phải biết tự bảo vệ mình trước các mối nguy hiểm.

Hanh-hung4

Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn để bảo vệ an toàn cho phóng viên, nhà báo trong quá trình tác nghiệp.

Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết pháp luật, trau dồi các kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống để có thể đảm bảo tác nghiệp an toàn. Đặc biệt, đối với những đề tài phòng chống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bên cạnh bản lĩnh, kinh nghiệm của từng phóng viên, nhà báo thì cần có phương án, sự phối hợp giữa cơ quan báo chí với cơ quan chức năng để có can thiệp kịp thời, hiệu quả khi gặp nguy hiểm.

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội: Thời gian qua không ít trường hợp phóng viên, nhà báo bị đe dọa, trả thù, bị cản trở hoạt động tác nghiệp gây bức xúc trong dư luận. Nhiều đối tượng đã bị xử lý trước pháp luật, trong đó có những đối tượng đã phải lĩnh án tù và bị xã hội lên án.

Luật Báo chí nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Do đó, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản…

Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Nam Anh  
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Người đàn ông 15 năm âm thầm nuôi dưỡng hơn 200 em nhỏ
Vinschool tuyển sinh khóa đầu tiên tại Phú Quốc
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch tại Điện Biên
Nét văn hóa độc đáo của Tết Chôl Chnăm Thmây tại miền Tây
Nhà giàu thế giới đua nhau mua hộ chiếu thứ 2
Con người giữ được bí mật trong bao lâu?
'Sát thủ ẩn mình' suýt lấy mạng 2 bệnh nhân
Cựu tù Côn Đảo dùng thơ ghi lại cảm xúc ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đạt 8.000 hành khách vào mỗi giờ cao điểm
Đến Cần Thơ thưởng thức món ăn 7 quán bình dân khiến du khách không muốn về
Chăm sóc SKSS – KHHGĐ cho người dân vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế
Tâm sự nhiếp ảnh nude: “Cần một tác phẩm không phải để ngắm thân hình”
Người lao động được trả lương thưởng như thế nào trong dịp giỗ tổ Hùng Vương?
Cưới chồng mắc ung thư ác tính
Edurun 2024 quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng xây trường vùng xa
Ngư dân 'làng tỷ phú' được mùa cá trích
Mua nhà Hà Nội: Những 'giấc mơ' tan vỡ trước khi trời kịp sáng
Xem thêm