Thứ bảy, 18/05/2024 11:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 30/03/2021 14:27

Gắp thành công tai nghe không dây trong bụng trẻ tự kỷ

Các bác sĩ Bệnh viện E vừa thực hiện gắp thành công dị vật là chiếc tai nghe không dây trong ổ bụng của một trẻ tự kỷ.

Tối 26/3, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận trường hợp bệnh nhi (15 tuổi, trú tại Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) có biểu hiện nuốt dị vật.

Người nhà bệnh nhân cho biết, trước đó hơn 1 giờ, gia đình có cho con sử dụng tai nghe không dây. Nhưng 10 phút sau, gia đình phát hiện mất một bên tai nghe và con chỉ tay vào bụng. Gia đình đã đưa con đi cấp cứu ngay.

Gap tai nghe khong day o trong  bung tre tu ki Giadinhvietnam

Hình ảnh tai nghe không dây trong ổ bụng bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)

Kết quả chụp X-quang tại Bệnh viện cho thấy, trong ổ bụng bệnh nhân có hình tai nghe điện thoại không dây.

Tuy nhiên, do bệnh nhi có tiền sử mắc bệnh tự kỷ từ bé nên việc điều trị không dễ dàng. Bệnh nhi không hợp tác với các thầy thuốc trong việc lấy máu làm các xét nghiệm hoặc chiếu chụp và gây mê.

Đến rạng sáng 27/3, các bác sĩ mới tiến hành nội soi ống mềm có gây mê để gắp dị vật cho bệnh nhi. Dị vật là chiếc tai nghe điện thoại không dây nằm trong ổ bụng bệnh nhân.

Theo bác sĩ, bé may mắn nuốt dị vật hình dạng tròn, trơn bóng nên đã trôi xuống dạ dày mà không bị mắc lại ở vị trí thực quản hay đường thở, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thời gian qua, Bệnh viện E đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhi nhập viện do nuốt phải các dị vật như: đồng xu, cúc áo, hòn bi, hòn đá, móng tay, đinh vít, kẹp ghim, các bộ phận của những món đồ chơi, pin tiểu… Khi trẻ nuốt phải dị vật, nguy cơ cao nhất có thể gặp phải là tử vong hoặc bị chết não do dị vật chèn kín đường thở. Các dị vật còn có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm ổ bụng.

Bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe tâm thần khuyến cáo: Mọi trẻ nhỏ đều có nguy cơ nuốt phải dị vật. Đặc biệt, ở trẻ tự kỷ có nguy cơ cao hơn do nhận thức của trẻ bị hạn chế. Thậm chí nhiều trẻ còn không nhận biết rằng đã nuốt phải dị vật, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét đường tiêu hóa, tắc nghẹn đường thở…

Do vậy, bố mẹ cần để ý tới con, dành thời gian chơi và tránh các đồ chơi kích thước nhỏ như đồng xu, viên bi, chìa khóa... Khi thấy trẻ có các hành vi đưa vật cứng lên miệng và cắn - nuốt thì nhắc nhở và kỷ luật để con hiểu, không lặp lại trong tương lai.

Trong trường hợp trẻ không may bị nuốt phải dị vật, gia đình cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế tốt nhất gần khu vực sinh sống để xử lý, tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

-> Viêm đa dây thần kinh sau 6 tháng hút bóng cười

Thu Chang (T/H)  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm