Thứ bảy, 23/11/2024 11:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/06/2017 14:25

Gặp gỡ nữ nhà báo nguyện hiến thân mình cho khoa học

Mỗi tấm lòng cho đi, một cuộc đời ở lại – đây là thông điệp mà nữ nhà báo Nguyễn Thùy Linh (SN 1980) muốn chia sẻ đến cộng đồng khi quyết định đăng kí hiến tạng cho khoa học.

Và những hành động cao cả ấy của chị đang ngày càng được nhân rộng trong xã hội khi có hàng nghìn tấm lòng thiện nguyện cũng đã tham gia đăng kí cam kết hồi sinh sự sống cho những người khác.

gap-go-nu-nha-bao-nguyen-hien-than-minh-cho-khoa-hoc-giadinhonline.vn 1

Nữ nhà báo Thùy Linh (áo xanh) luôn hết mình với công tác xã hội

Đồng hành cùng những mảnh đời bất hạnh

Nữ nhà báo Nguyễn Thùy Linh sinh năm 1980, ở Hà Nội, hiện đang công tác tại báo VTC News Không chỉ nổi tiếng vì xinh đẹp, giỏi công tác chuyên môn, nữ nhà báo này còn khiến những người xung quanh cảm phục vì tấm lòng thiện nguyện của chị. Hơn chục năm công tác trong nghề cũng là từng ấy thời gian chị đồng hành cùng những mảnh đời bất hạnh. Nhắc đến Thùy Linh, có lẽ những người trong nghề ấn tượng đặc biệt sâu sắc với hành động tự đăng kí hiến thân mình cho học của chị. Thế nhưng khi hỏi về quyết định khiến mọi người trầm trồ, thì chị bảo đó là việc làm bình thường. Chị nói rằng khi chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết chị đã tự “ngộ” ra được mình cần phải làm gì.

Chị Linh bảo, chuyện chị đăng ký hiến mô, tạng là chuyện đến một cách tự nhiên, như một sự sắp đặt không thể khác của số phận. Và theo Linh thì đó hình như là duyên nợ của những tháng ngày dấn thân với nghiệp “phóng viên y tế”. Làm phóng viên y tế thì thường phải qua lại nhiều bệnh viện. Những ngày đầu, sau mỗi lần tới bệnh viện, Linh thường mang về bao nỗi ám ảnh, xót xa. Ở viện, ngó đâu cũng thấy khổ đau, nước mắt. “Thương nhất là những bệnh nhi. Tôi là mẹ của hai con nhỏ nên khi thấy các em co quắp trên giường bệnh, vật vã với chứng nan y, thì không thể cầm lòng được”, Linh tâm sự.

Có lần Linh đã chạy từ viện ra đường rồi ôm mặt khóc tu tu. Chị khóc, bởi thấy một bé trai đang thoi thóp, cô độc trên giường bệnh, máu đang ri rỉ chảy ra từ khóe miệng mà không có mẹ ở bên. Bé trai ấy bị ung thư. Thuốc thang chạy chữa khiến gia đình bé kiệt quệ. Sở dĩ bé phải ở viện một mình, bởi mẹ còn tranh thủ về nhà làm việc những mong kiếm chút tiền cứu con. “Nhìn bé trai ấy nằm thoi thóp, miệng tứa máu tươi, mắt ngân ngấn lệ thì tôi không thể đứng vững được nữa.Không kìm được cảm xúc, tôi đã chạy ra đường và òa khóc. Ngày ấy mới theo mảng này nên ít quan hệ, tôi chẳng biết nhờ vả ai để cứu cháu. Không còn cách nào khác tôi đành vừa khóc vừa gọi điện cho cậu bạn thân cũng làm báo để nhờ cậy", Linh nhớ lại.

Hình ảnh đứa bé miệng tứa máu, mắt ngấn lệ ấy ám ảnh chị đến tận bây giờ. Sau lần ấy, ngoài đưa tin bài, cô đã quyết định dấn thân vào hành trình thiết thực hơn ấy là kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đối tượng mà Linh đặc biệt quan tâm là những cháu bé không may vướng vào trọng bệnh. Linh bảo, hầu như đứa trẻ nào đến viện cũng đều khoác theo một cảnh ngộ bi thương. Trước những bệnh nhân nghèo khó, khốn cùng chị đã viết bằng nước mắt. Cứ khi ngồi vào máy tính, cứ khi nhớ lại những cảnh ngộ khốn cùng mà mình gặp thì nước mắt cô lại lã chã rơi.

gap-go-nu-nha-bao-nguyen-hien-than-minh-cho-khoa-hoc-giadinhonline.vn 2

Tấm thẻ đăng kí hiến mô tạng luôn được chị mang theo bên mình

Sau những bài báo của Linh, nhiều bệnh nhân đã được cứu bởi sự hảo tâm, thiện nguyện của cộng đồng. Chị viết những lời bằng nước mắt, nhưng sau khi những bài báo của chị được đăng tải thì chị phải khóc thêm nhiều lần nữa. Ấy là khi chị chứng kiến tấm lòng thơm thảo của mọi người, là khi chị biết tin bệnh nhân khốn khó của mình vượt qua bạo bệnh. Tận hiến, hết mình với việc thiện, Linh thấy cân bằng hơn.Chị bảo, làm việc thiện, giúp đỡ bệnh nhân nghèo khiến cô thấy đam mê, thấy yêu nghiệp "phóng viên y tế" của mình.

Sống trọn vẹn mỗi ngày

Chuyện quyết định hiến mô, tạng, Linh bảo chị ấp ủ ý nguyện này cũng từ khi là “phóng viên y tế”. Như bao người khác, trước đây ý tưởng hiến bộ phận nào đó trên cơ thể mình cho y học chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí chị. “Người Việt có quan niệm chết phải toàn thây, tôi cũng thế thôi. Trước đây, nếu không thường xuyên đến viện, tôi cũng sợ cảnh mổ xẻ lắm!, Linh chia sẻ. Bởi yếu mềm nên phải mất một thời gian dài lấy can đảm chị mới dám tận mắt chứng kiến các bác sĩ mổ xẻ cứu người.

“Ban đầu tôi cứ nghĩ chuyện mổ xẻ là máu me be bét cơ, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nhìn các bác sĩ cầm dao kéo làm việc, tôi thấy họ giống người nghệ sĩ nhiều hơn. Nhìn họ say mê với vết mổ, với đường kim mũi chỉ tôi đã không còn thấy sợ nữa”, Linh tâm sự. “Bám” mảng y tế, Linh đã nhiều lần tiếp xúc với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Trò chuyện với cán bộ ở đây, nữ nhà báo giàu tình cảm đã thấy rằng, nhiều bệnh nhân đang mòn mỏi được ghép tạng. Họ đang cận kề cái chết nếu không có mô, tạng thay thế. Người xin được ghép thì nhiều, người cho, hiến thì vô cùng ít.

Nghe những câu chuyện ấy, Linh thấy ám ảnh khi nghĩ nếu những người đang chờ để có mô, tạng để ghép kia là những người thân của mình. Và Linh muốn làm một điều gì đó khiến Linh có ý định đăng ký hiến mô, tạng mình. Tuy nhiên, ý định thì cứ ấp ủ vậy thôi, thời điểm đó cô chưa thực sự sẵn sàng. Và rồi, tháng trước khi tham gia viết bài về sự thành công ngoài mong đợi của ca ghép tạng xuyên Việt thì Linh đã đưa ra quyết định của mình. “Năm ngoái, chàng thanh niên 20 tuổi trong TP Hồ Chí Minh không may chết não đã tạo cơ hội được sống cho 6 người khác. Giác mạc cứu được 2 người, thận cứu được 2 người, tim cứu được một người, gan cứu được một người", Linh làm phép tính đơn giản.

Đăng ký miệng với bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người xong, Linh bảo, về xin ý kiến người thân rồi mới đến làm thủ tục chính thức. “Thân thể tôi do mẹ tôi sinh ra nên phải xin ý kiến của bà”, Linh kể. Nghĩ là làm, Linh bấm điện thoại cho mẹ. “Mẹ ơi, con muốn hiến mô, tạng của con cho y học khi con chết”...Linh kể, phải mất hồi lâu giảng giải, phân tích thì mẹ cô mới hiểu ra. Câu cuối cùng bà bảo:”Thôi tùy con! Con quyết định thế rồi thì mẹ ủng hộ con, nhưng nói thật, mẹ vẫn thấy sợ lắm!”.

Người thứ hai Linh tâm sự về nguyện vọng của mình chính là chồng cô. Chồng Linh là luật sư, tư tưởng hiện đại và đặc biệt luôn tôn trọng mọi quyết định của vợ. Nghe xong ý nguyện của vợ mình anh chỉ bảo: “Thân thể em thì tùy em quyết định". Thành viên cuối cùng mà Linh phải "xin ý kiến" chính là hai con của mình. Linh có thói quen bất cứ chuyện gì đều tâm sự với những “người bạn” nhỏ tuổi ấy. Nghe mẹ nói về ý định "sẽ đăng ký tặng một phần cơ thể", hai bé đồng loạt mếu máo rồi nhảy dựng lên phản đối. Phải khéo léo lắm, Linh mới giải thích tường tận để hai con hiểu về việc làm ý nghĩa của mình.

Ngày 1/6/ 2016, Nguyễn Thùy Linh chính thức tới Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến mô, tạng. Đăng ký xong, Linh được tặng tấm thẻ nhỏ bằng hai đầu ngón tay. Cùng với thẻ nhà báo thì tấm thẻ nhỏ xinh mới được sở hữu trên lúc nào Linh cũng mang theo mình. Linh trân trọng tấm thẻ như một phần cơ thể. Thấy tấm thẻ, cô như thấy được cả con đường đầy ý nghĩa mình đã đi qua và sẽ còn bước tiếp.

→ Ca sĩ Tùng Dương: “Sang chảnh với báo chí thì thiệt”

N.N

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm