Thứ tư, 18/09/2024 23:56     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 30/07/2024 09:06

Gặp 3 vấn đề sức khỏe do thói quen ăn hạt thay cơm

Thời gian gần đây, nhiều người chọn ăn các loại hạt với mong muốn giảm cân, bổ sung các chất dinh dưỡng. Thậm chí, không ít chị em phụ nữ còn ăn hạt thay cơm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều các loại hạt có khả năng lợi bất cập hại.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều hạt

Các loại hạt thường được coi là nguồn dinh dưỡng dồi dào, được ca ngợi vì chất béo lành mạnh, protein, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, nhiều người chọn các loại hạt như một món ăn nhẹ hoàn hảo, giúp thỏa mãn cơn đói giữa các bữa ăn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, việc tiêu thụ chúng quá mức cũng sẽ có mặt trái.

Bà Nisha, nhà tư vấn dinh dưỡng và bác sĩ dinh dưỡng tại Bệnh viện Motherhood, Gurgaon (Ấn Độ) cho biết, các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều hạt, những lợi ích có thể bị lu mờ bởi nguy cơ tăng cân và các vấn đề sức khỏe.

Ảnh minh họa

Tăng cân

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy ăn các loại hạt có thể giúp giảm cân. Điều đó có thể nhưng chỉ với số lượng rất hạn chế và kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục đầy đủ. Các loại hạt đặc biệt giàu chất béo, và mặc dù hầu hết chất béo đó là không bão hòa, nó vẫn đại diện cho một lượng calorie cao. Nếu ăn quá nhiều hạt, cân nặng chắc chắn sẽ tăng hơn là giảm.

Nếu có kế hoạch thêm các loại hạt vào kế hoạch giảm cân của mình, điều quan trọng là phải bù đắp bằng cách giảm số lượng calo ăn ở chỗ khác.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Theo chia sẻ trên trang Indian Express, Shivani Bajwa (nhà sáng lập YogaSutra Holistic Living, được Hiệp hội Y học chức năng Ấn Độ chứng nhận), tiêu thụ quá nhiều hạt có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe đường tiêu hóa theo nhiều cách. Bà Bajwa nói rằng, hạt có nhiều chất xơ, có lợi cho tiêu hóa ở mức độ vừa phải nhưng có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là đối với những người có dạ dày nhạy cảm.

“Hàm lượng chất béo trong các loại hạt có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác nặng nề hoặc khó chịu sau khi ăn nhiều. Một số loại hạt cũng chứa các hợp chất như phytates và tannin, có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và gây kích ứng đường tiêu hóa”, bà Bajwa nói thêm.

Huyết áp cao

Trong trường hợp này, nó phụ thuộc vào cách chúng ta ăn các loại hạt. Nếu chúng không được ướp muối, chúng có thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, hầu hết được ướp muối để cải thiện hương vị. Nhiều người đã ăn quá nhiều muối, vốn thường kết hợp với kali để điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi sự cân bằng quan trọng đó bị mất đi, nó sẽ làm tăng huyết áp, theo trang Health & Human Research.

Vi vậy, tốt nhất nên ăn các loại hạt không ướp muối. Tuy nhiên, nếu muốn cải thiện hương vị, người dùng có thể ăn gian một chút bằng cách chọn các loại hạt không ướp muối và thêm một chút muối ở nhà. Nó chắc chắn là ít muối hơn các sản phẩm đóng gói.

Ảnh minh họa

Nên ăn bao nhiêu hạt mỗi ngày?

Bà Bajwa khuyến nghị rằng, khẩu phần ăn hằng ngày cho các loại hạt để có được lợi ích sức khỏe là khoảng 1 ounce, tương đương với một nắm nhỏ hoặc 28 gram.

Khẩu phần này cung cấp sự cân bằng tốt các chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo lành mạnh, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, mà không góp phần đáng kể vào lượng calo dư thừa.

Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi người có thể khác nhau, vì vậy, điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể và điều chỉnh khẩu phần ăn cho phù hợp, đặc biệt nếu bạn có mục tiêu ăn kiêng cụ thể hoặc cân nhắc về sức khỏe, bà Bajwa gợi ý.

Phương Anh  
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Xem thêm