Chủ nhật, 13/07/2025 22:17     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 22/10/2022 05:30

Dựng lều tạm, nhọc nhằn mưu sinh ven cánh rừng thông xứ người

Trong ngôi lều tạm bợ, bốn bề chỉ được che phủ bằng bạt ven cánh rừng thông ở Kon Tum, 3 mẹ con chị Liễu hàng ngày vật lộn mưu sinh bằng nghề cạo nhựa thông.

Nhiều năm về trước, sau khi mâu thuẫn với người chồng ngày càng lớn và không còn phương hướng để giải quyết, chị Đặng Thị Liễu (41 tuổi) quyết định cùng 3 đứa con rời quê hương Nam Định khăn gói vào Kon Tum lập nghiệp.

Trong ngôi lều tạm bợ, bốn bề chỉ được che phủ bằng bạt dưới bát ngát rừng thông xã Đăk Trăm, đôi mắt không giấu được nỗi buồn, chị Liễu tâm sự, ban đầu chị vào làm nghề chở nhu yếu phẩm đi bán ở các bản làng tại Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Ba-me-con (1)

Chị Đặng Thị Liễu hàng ngày mưu sinh với công việc cạo nhựa thông.

Tuy nhiên, do cuộc sống quá vất vả, chị trở về quê nhà tại Nam Định, bố mẹ tiếp tục la mắng vì đã “bỏ chồng” nên đành phải mang theo cậu con trai Nguyễn Duy Lâm (8 tuổi) vào lại Kon Tum lập nghiệp lần nữa.

Sau đó, cậu con trai thứ 2 là cháu Nguyễn Duy Nguyên (15 tuổi) bị ông ngoại không cho đi học cũng theo vào ở cùng với mẹ. . "Giờ 3 mẹ con đùm bọc nhau. Ở đây khổ quá, con gái đầu (20 tuổi) của tôi đã về Nam Định làm công ty may”, chị Liễu tâm sự.

Không nhà không cửa, không đất đai canh tác nên mẹ con chị đành dựng một ngôi lêu tạm bợ dưới tán rừng thông xã Đăk Trăm rồi xin làm công nhân cạo nhựa thông để có tiền trang trải cuộc sống.

Ba-me-con (2)

Thương mẹ vất vả, Nguyễn Duy Nguyên phụ mẹ cạo nhựa thông để kiếm thêm thu nhập.

Thương mẹ vất cả, cậu con thứ 2 của chị là cháu Nguyễn Duy Nguyên đã nghỉ học từ năm lớp 5 để theo mẹ đi cạo nhựa thông, còn người con trai út là Nguyễn Duy Lâm (8 tuổi) hiện đang theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn xã Kon Đào (Đăk Tô).

Để duy trì cuộc sống, chị Liễu và 2 con nhận khoán 4.500 cây thông để cạo nhựa, mỗi tháng cao nhất chị nhận được hơn 9 triệu đồng. Trừ chi phí ăn uống, sinh hoạt và lo cho Duy Lâm đi học cũng không còn dư giả bao nhiêu.

Trong túp lều dột nát dưới bát ngát rừng thông xã Đăk Trăm (Đăk Tô, Kon Tum), cuộc sống mưu sinh dẫu khó khăn, thiếu thốn nhưng chị cùng các con vẫn luôn cố gắng từng ngày với hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn.

“Cái số mình vất vả, phải bươn chải rừng rú, xa nhà xa quê nên gắng làm thêm một thời gian rồi cho Duy Nguyên đi học nghề sau ổn định cuộc sống. Nó cũng khổ rồi. Cha mẹ nào mà chẳng mong cho con cái đi học tới nơi tới chốn”, chị Liễu tâm sự.

Ba-me-con (4)

Cậu con trai út của chị Liễu là cháu Nguyễn Duy Lâm (8 tuổi) hiện đang theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn xã Kon Đào (Đăk Tô, Kon Tum).

Nguyễn Duy Nguyên (14 tuổi) con trai thứ 2 của chị Liễu trải lòng, do gia đình khó khăn, thương mẹ một mình làm lụng vất vả suốt ngày nên cũng không muốn đi học nghề sớm. Phụ kiếm tiền lo cho em trai ăn học rồi mới tính đến chuyện đi học nghề.

“Giờ em cũng chưa biết học nghề gì, thấy mẹ vất vả nên thôi đi phụ làm để lo cho em trai rồi tính tiếp. Biết làm nghề này cũng cực nhưng tới đâu hay tới đó, em cũng không nghĩ nhiều, phụ mẹ được là vui rồi. Chứ em đi học nghề, chị không ở đây, một mình mẹ và em trai thì cực lắm”, Duy Nguyên chia sẻ.

Ba-me-con (5)

Để tiết kiệm chi phí, chị Liễu tận dụng đất xung quanh lán để trồng thêm rau.

Chia sẻ về hoàn cảnh của chị Liễu, ông Trương Đình Tuệ - Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) cho biết, toàn xã có khoảng 22 người từ các tỉnh phía Bắc đến đây làm nghề cạo mủ thông trên địa bàn để mưu sinh và 3 mẹ con chị Liễu là trong số những người đó.

“Những người này thường chỉ sống trên địa bàn xã vài năm rồi lại di chuyển sang nơi khác. Chính vì vây, họ dựng những chiếc lều bạt ở tạm giữa rừng thông. Khi họ đến địa phương làm việc và sinh sống, UBND xã hỗ trợ những người này làm thủ tục đăng kí tạm trú, tạm vắng”, ông Trương Đình Tuệ cho biết.

Cuộc sống mưu sinh xa qua chị Liễu và 2 con cũng như bao người khác đang cố gắng từng ngày nhưng với họ mọi thứ thật vô định. Túp lều ở tạm một phần nói lên những khó khăn của họ nhưng đã thể hiện phần nào sự thiếu ổn định của họ. Liên tục di chuyển phải chăng họ và gia đình vẫn đang đi tìm kiếm sự ổn định trong cuộc sống mưu sinh vất vả của mình.

Thu Hiền  
Giữa thời đại BlackTrax và AI, báo chí không chỉ cần tốc độ mà cần cả khí phách
Thi công Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đường dây đấu nối
Ứng dụng phần mềm quản lý thí nghiệm vận hành Trạm biến áp 220kV Kiên Bình
'Thần đồng' Đỗ Nhật Nam ra sao sau 10 năm du học?
SHB FC Academy: Mùa hè ý nghĩa của con, mùa hạnh phúc của bố mẹ
Nữ cử nhân lần đầu làm phiên dịch thể thao tại VTV Cup 2025: “Vừa run, vừa tự hào”
Gia đình ngư dân Quảng Ninh tất bật thu hoạch hàu sữa
Lắp mái che, trùm bạt cục nóng điều hòa có tốt không?
Bãi biển Nam Sầm Sơn ngập rác bèo tây
Dự kiến đấu nối dự án TBA 220kV Vũng Áng trong tháng 7/2025
Đủ điều kiện đóng điện Trạm biến áp 220kV Phú Thọ 2 và đường dây đấu nối
Hành trình hồi sinh sự sống trên chuyến bay đặc biệt của Vietnam Airlines
Ngày làm việc đầu tiên ở phường gần 200.000 cư dân tại Thanh Hóa
10 chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2025: Đóng BHXH tự nguyện được hỗ trợ tới 50%
Phó giáo sư 36 tuổi làm Bí thư xã biên giới tại Thanh Hóa
Truyền tải điện miền Tây 1 triển khai các giải pháp giảm tổn thất điện năng truyền tải
Người trẻ chia sẻ thức uống để bản thân mỗi ngày là một ngày tươi bất chấp nắng nóng, deadline
'Bữa trưa 0 đồng' tiếp sức sĩ tử thủ đô
Dự án TBA 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối tăng tốc về đích
'Chiến sĩ' thầm lặng tiếp sức mùa thi trên đảo
Xem thêm