Chủ nhật, 12/05/2024 17:33
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Cuối tuần qua trời Hòa Bình chợt đổ mưa lớn làm cho không khí tháng 7 như thêm phần ảm đạm. Nhưng bất chấp tất cả, những người dân từ Hà Nội xa xôi vẫn đổ về Lạc Hồng Viên thắp nén nhang chân thành để tưởng nhớ cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày lễ Vu lan.

Trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, Đại lễ Vu lan không chỉ là ngày của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành. Dịp này hàng năm, người ta thường nhắc nhiều đến “Bông hồng vàng báo hiếu mẹ cha/Tháng bảy mưa ngâu hay nước mắt nhạt nhoà/Của những đứa con nhớ về cha mẹ…”.

DSCF1648
Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Theo truyền thống Phật giáo ở nước ta, rằm tháng Bảy hàng năm là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, là ngày xá tội vong nhân. Trong ngày lễ này, ngoài những nghi thức thông thường như giảng kinh về đạo hiếu, phóng sinh… những người đến chùa dự lễ đều được cài lên ngực áo một bông hoa hồng nhỏ. Người còn mẹ được cài bông hồng đỏ, người không còn mẹ cài bông hồng trắng. Việc làm này nhằm cầu nguyện cho cha mẹ đã mất được siêu thoát và nhắc nhở những người may mắn còn cha, còn mẹ thực hành sống thương yêu.

vu lan 2

Với ý nghĩa đó, chiều ngày 6/8 (9/7 âm lịch) dù trời Hòa Bình chìm trong những cơn mưa nặng hạt nhưng bà Lê Thị Hân (78 tuổi, ở phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cùng con cháu vẫn vượt quãng đường dài hơn 60km để lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hoà Bình dâng hương tưởng nhớ tổ tiên và người chồng đã khuất.

Vu Lan
Ngày Vu Lan người thân trồng cây xanh trước mộ để tưởng nhớ cha mẹ, ông bà

“Lễ Vu lan là thời điểm sắp đến ngày giỗ của ông nhà tôi nên tôi cùng con cháu lên đây làm lễ. Trước khi đi gia đình tôi cũng chuẩn bị đầy đủ để thắp hương tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất. Dịp này tôi cũng đưa các cháu lên để tưởng nhớ về cội nguồn của mình. Bao năm qua tôi luôn dạy con cháu phải có đức hiếu hạnh với tổ tiên, ông bà cha mẹ” - bà Hân xúc động nói.

6J1A0620
Bà Hân cùng con cháu lên thăm mộ, thắp hương cho người thân đã khuất trong dịp Vu lan

Cùng con cháu lên dâng hương cho người chồng đã khuất cách đây 1 năm, bà Cao Thị Sơn (69 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn chưa hết bùi ngùi, xúc động.

Bà Sơn chia sẻ: “Chúng tôi vẫn luôn tưởng nhớ tới những người thân trong gia đình đã mất, cầu siêu cho tất cả vong linh được siêu thoát về cõi vĩnh hằng, sớm siêu thoát. Tôi luôn tâm linh có trước có sau. Các cụ trước thế nào thì giờ như thế, đó là tấm lòng của mình đối với gia đình, tổ tiên. Chính vì vậy mình phải sống sao cho con cháu đời đời sau này noi theo. Luôn luôn dạy con cháu phải giữ nếp gia phong, gia tộc của tổ tiên, gia đình dòng họ, nếu không giữ thì cũng không thể làm việc lớn. Đây là văn hoá rất tốt đẹp của gia đình”.

Không chỉ được chứng kiến những tấm lòng thành kính của con cháu lên thăm người đã khuất tại Lạc Hồng Viên, lễ Vu Lan báo hiếu được thực hiện tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng, TP Hoà Bình cũng chứng kiến hàng trăm người đội mưa lớn trang nghiêm thành kính nhớ về tiền nhân. Họ cùng chung tấm lòng hướng Phật tụng kinh cầu quốc thái dân an, siêu độ vong linh, gia đình an phúc và tưởng nhớ cha mẹ, người đã khuất.

Đến dự lễ Vu Lan báo hiếu, chị Bùi Thị Vân (TP Hoà Bình) xúc động khi nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ: “Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái có lòng hiếu thảo, nhiều lúc ngẫm nghĩ mình có một vài nói câu không phải. Tôi mong sao cha mẹ luôn khoẻ mạnh bên cạh con cháu, mong con cháu sau này cũng hiếu thuận với cha mẹ, tổ tiên”.

vu lan 3 edit

Nói về ý nghĩa ngày Vu lan, Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Hoà Bình, Chủ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ “Hiếu” mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ thêm, tháng đại lễ Vu Lan, con cháu thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ. Những ngày này mọi người thường đến chốn chùa cầu nguyện cho tâm linh. Nhiều người ăn chay hướng về tổ tiên ông bà rồi làm việc thiện, phóng sinh… Ngoài việc thể hiện tấm lòng hiếu thảo thì mình phải sống sao cho thật hạnh phúc. Con người có cuộc sống tốt đời đẹp đạo thì bố mẹ sẽ an tâm an hưởng tuổi già.

DSCF1778

Cùng với nghi thức bông hồng cài áo, nghi lễ thả đèn hoa đăng cũng được nhiều người quan tâm để cầu cho Quốc thái, dân an, mọi nhà đều an lành, hạnh phúc theo ý nghĩa của Phật giáo.

-> Mùa Vu Lan xa nhà, nghĩ nhiều hơn về chuyện báo hiếu

Thùy Linh  
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Có nên mua tủ lạnh thông minh, cần lưu ý điều gì?
Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt
Vì sao người xưa nói “nghèo không lễ Phật”?
Xác cá voi dài 6m trôi dạt vào bờ biển Nghệ An
Niềm tự hào của Cha về hai con gái
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán
Nghệ sĩ Việt đối mặt với chứng rối loạn lưỡng cực: Karik mất 12 năm, Hương Tràm tạm rời showbiz
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Xem thêm