Thứ sáu, 03/05/2024 09:18
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 10/09/2022 06:00

"Đoán" dấu hiệu mãn kinh sớm qua chu kỳ kinh nguyệt

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng ngắn hơn bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của việc mãn kinh đến sớm hơn dự kiến ở nữ giới.

Qua nghiên cứu từ hơn 600 phụ nữ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 25 ngày trong những năm sinh sản của họ có khả năng gặp nhiều triệu chứng mãn kinh hơn. Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều khả năng bắt đầu mãn kinh sớm hơn so những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thông thường.

Tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở nữ giới. Tiền mãn kinh cũng được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi 45 - 50 và có thể kéo dài 2 - 5 năm tùy từng người.

man kinh1

Ảnh minh họa

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, giai đoạn này xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng như ngưng hoạt động và ngừng tiết ra các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Khi ở trong thời kỳ mãn kinh, nữ giới rất dễ có thể bị bốc hỏa, trầm cảm, lo lắng, dễ dàng thay đổi suy nghĩ và rối loạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu cho biết các yếu tố nguy cơ thông thường đối với các triệu chứng này bao gồm tuổi tác và dân tộc cũng như các yếu tố lối sống như cân nặng, hút thuốc và hoạt động thể chất.

Đa số các chị em phụ nữ thường bước vào giai đoạn tiền mãn kinh khi ở độ tuổi từ 45 đến 50 tuổi. Thế nhưng thực tế, vẫn có người bắt đầu có các dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở tuổi 30 hoặc có người đến tận 55 tuổi mới có dấu hiệu. Thời gian diễn ra giai đoạn tiền mãn kinh cũng sẽ khác nhau, một số người chỉ 1 hoặc 2 năm nhưng cũng có người kéo dài đến 7 hoặc 8 năm.

Tiến sĩ Chrisandra Shufelt - Chủ tịch Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ, người đã công bố kết quả nghiên cứu cho biết, chu kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu sinh học của sức khỏe. Từ nghiên cứu này, họ đã phát hiện ra rằng độ dài chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn trong những năm sinh sản của phụ nữ cũng là một cánh cửa dẫn đến sức khỏe tuổi trung niên trong tương lai của nữ giới.

Khi tiền mãn kinh, buồng trứng sẽ giảm sản xuất hormone estrogen và progesterone, khiến kinh nguyệt trở nên thất thường hơn và cơ thể bắt đầu giảm khả năng mang thai. Cuối cùng, khi đã ngừng phóng thích trứng hoàn toàn và kinh nguyệt không xuất hiện trong 12 tháng liên tục, điều đó có nghĩa là giai đoạn tiền mãn kinh đã chấm dứt, bạn thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh và cơ thể không còn khả năng thụ thai.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng thế nào?

Theo các tác giả nghiên cứu do Lidia Mínguez-Alarcón, thuộc Trường Y Harvard và Bệnh viện Brigham, phụ nữ có chu kỳ ngắn cũng có nhiều khả năng mắc các vấn đề về giấc ngủ ở tuổi trung niên, các vấn đề về tim mạch và các triệu chứng trầm cảm. Những phụ nữ này cũng thường sinh con nặng hơn.

mankinh2

Ảnh minh họa

Một số dữ liệu trái ngược lại cho thấy rằng các tình trạng như độ dài chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và tiền sử chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ Trung Quốc, nhưng ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt không đều lại là nguy cơ thúc đẩy các triệu chứng trầm cảm cao hơn ở phụ nữ Pháp sau mãn kinh.

Bởi lẽ, chỉ có một mối liên quan được nhìn thấy trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho biết điều quan trọng là phải xác thực những phát hiện này bằng các nghiên cứu sâu hơn cũng như cần phải hiểu rõ ràng về các cơ chế liên quan.

Làm gì khi có dấu hiệu mãn kinh sớm?

Nếu bạn đang cảm thấy bản thân mắc phải các dấu hiệu của việc mãn kinh sớm thì hãy tham khảo thêm các tips sau đây để cải thiện sức khỏe cho mình:

- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh, tránh xa các chất kích thích

- Chăm chỉ tập luyện thể thao với các bộ môn tốt cho sức khỏe nữ giới như yoga, tập thiền, gym,...

- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ mà nên thay bằng các hoạt động thư giãn.

Ngoài ra, các chị em phụ nữ nên đi thăm khám thường xuyên để được tư vấn về các xét nghiệm di truyền hoặc các triệu chứng bất chợt xảy ra nếu bị mãn kinh sớm hoặc trong gia đình có thành viên ruột thịt bị mãn kinh sớm.

Trà My (Theo Upi)  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm