Thứ ba, 15/04/2025 11:13     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 13/08/2014 07:02

Dịch Ebola: Miễn phí điều trị cho bệnh nhân nhiễm bệnh

Dịch Ebola đang lan truyền rất nhanh trên thế giới nhưng các chuyên gia của WHO đánh giá nguy cơ dịch Ebola vào Việt Nam rất thấp vì Ebola lây qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp như chăn màn, dịch tiết của người bệnh.

Điều trị Ebola sẽ không mất phí

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, theo Luật Bệnh truyền nhiễm, những bệnh truyền nhiễm nhóm A không phải trả phí. Khi xét nghiệm xác định đúng dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A mới được miễn phí. Kể cả khi bệnh nhân tử vong do bệnh truyền nhiễm nhóm A vẫn được thực hiện nghiêm ngặt và hỗ trợ mai táng.

Trao đổi về đường lây của Ebola, ông Phu cho biết tình hình lây bệnh của Ebola phức tạp hơn HIV. HIV phải tiêm chích thực sự, lây truyền qua dụng cụ y tế; qua đường tình dục và mẹ truyền sang con, song cũng không nguy hiểm như Ebola.

dich-ebola-mien-phi-dieu-tri-cho-benh-nhan-nhiem-benh-giadinhonline.vn 1

Vi rút Ebola nguy hiểm hơn vi rút HIV.

Về công tác chuẩn bị điều trị đối phó với dịch Ebola, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết nếu phát hiện người bị nhiễm vi rút Ebola bệnh nhân sẽ được điều trị sớm ở các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế đưa ra nhiều hướng dẫn cụ thể tới từng cơ sở y tế về dịch Ebola.

Đối với kinh nghiệm chống dịch truyền nhiễm, đặc biệt là dịch SARD năm 2003, PGS Khuê cho rằng các bệnh viện ở Việt Nam đều đảm bảo được công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.

“Chúng ta đều biết HIV lây truyền qua phương thức này, ngoài ra viêm gan A, B, C, D cũng thế. Hàng ngày, các bác sĩ của chúng ta vẫn đang điều trị như này, quy trình chúng ta đang thực hiện rất sát sao. Đường lây với căn bệnh này cũng thế. Nó chỉ khác ở các nước châu Phi, tốc độ, sức phá hoại của vi rút này nhanh hơn, bệnh lý nhanh hơn. Còn các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành của Việt Nam đã có cách điều trị, đang điều trị, thực hành theo đúng quy định của tổ chức y tế thế giới. Kiểm soát nhiễm khuẩn cũng tương tự”- ông Khuê cho biết.

Hiện nay ở các cơ sở y tế đã được thực hành khá nhiều các bài, cách, kịch bản khi có các diễn biến dịch mới nổi xảy ra ở các mức độ khác nhau. Với các kinh nghiệm trong điều trị bệnh truyền nhiễm, khống chế dịch truyền nhiễm, WHO đánh giá cao sự chuẩn bị kế hoạch của Bộ Y tế.

Việt Nam muốn tự xét nghiệm vi rút Ebola

Ông Masaya Kato – Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của WHO cho biết hiện nay, WHO có các trung tâm xét nghiệm vi rút truyền nhiễm đảm bảo điều kiện sinh học. Khuyến cáo các nước có ca nghi ngờ nên chuyển mẫu đến các trung tâm này để chẩn đoán chính xác nhất.

Tuy nhiên trong trường hợp các quốc gia có hệ thống xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học, phân tích gen đạt tiêu chuẩn tương đối cáo mà các nước mong muốn tự xét nghiệm thì WHO hỗ trợ các kỹ thuật để bất hoạt được con vi rút này sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm phân tử.

Ông Kato cho biết Việt Nam mong muốn được xét nghiệm nên WHO cung cấp cho Việt Nam hướng dẫn để làm sao bất hoạt được con vi rút này. Đối với Việt Nam, WHO lưu ý an toàn quan trọng khi vận chuyển mẫu vì sự lây nhiễm cao, đảm bảo an toàn khi xử lý mẫu này.

Vị đại diện WHO cũng nhấn mạnh “Trong lúc này chúng tôi đánh giá cao về sự chuẩn bị và ứng phó với dịch Ebola của Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng nguy cơ Ebola và Việt Nam rất thấp nên chúng ta không nên gây hoang mang cho cộng đồng. Bởi vì cho đến nay chưa có bệnh nhân Ebola nào ghi nhận ở Việt Nam, bệnh chỉ lây bằng đường trực tiếp với người bệnh, không qua không khí".

Theo ông Phu chia sẻ hiện nay tại Việt Nam có hai phòng xét nghiệm đạt cấp độ 3, cấp độ cao so với nhiều nước trên thế giới. Để đảm bảo hai phòng này cần rất nhiều tiêu chuẩn. Trước băn khoăn cần xây dựng thêm phòng xét nghiệm cấp cao ông Phu cho rằng không cần thiết.

Ông Kato đánh giá nhiều nước người ta không xây dựng phòng xét nghiệm vi rút cụ thể mà người ta gửi mẫu ra nước ngoài. Ở Việt Nam có hai phòng xét nghiệm là tốt hơn nhiều nước, Việt Nam cần tập trung vào phòng chống, thực hành quản lý, phòng chống nhiễm khuẩn, phối hợp với các cơ quan, tuyên truyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh này.

Ông Phu cũng cho biết trong xét nghiệm có cách thức và chiến lược. Khi phát hiện ca đầu tiên sẽ xét nghiệm, phát hiện ổ dịch sẽ xét nghiệm có chẩn đoán chính xác và tìm hiểu dịch tễ có tiếp xúc và đi từ vùng dịch về sẽ tiến hành điều trị theo phác đồ Ebola chứ không phải xét nghiệm bất cứ ai có triệu chứng giống Ebola.

Tags:
Quảng Ninh: Xử phạt, tạm dừng hoạt động Công ty TNHH Chế biến thực phẩm sạch Trung Hiếu
11 ngành nghề AI dù phát triển vẫn khó lòng “xóa sổ”
Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em
4 loại trà đắt nhất thế giới, giá gần 5 triệu đồng mỗi tách
Cơ hội trải nghiệm hệ sinh thái toàn diện của Vingroup tại Ngày hội Xanh 2025
Nhiều cán bộ tại Nghệ An làm việc cầm chừng, có biểu hiện buông xuôi trong quá trình sáp nhập
Hồi sinh rừng ở huyện đảo Vân Đồn - Quảng Ninh
Chuyến bay 'thần tốc' chở hành khách đặc biệt
Thiếu niên 14 tuổi phát triển ứng dụng AI tìm ra bệnh tim trong 7 giây
Nữ tiếp viên hàng không bỏ 'giấc mơ bay' 11 năm theo đuổi, khởi nghiệp ở lĩnh vực ít ai dám làm
Hát Xoan làng cổ: Di sản văn hóa dân tộc độc đáo vùng Đất Tổ
Chàng trai 10X đi bộ 3.000 km xuyên Việt để học cách sống chậm
Kẻ vạch đường lượn sóng để giảm tai nạn giao thông
Cô gái Việt giành giải nhất cuộc thi lịch sử 25 năm của Trường Kinh doanh Harvard
Hối hận sau 2 năm chuyển chung cư xuống biệt thự liền kề
Công an tỉnh Nghệ An tăng cường quân số cho các Tổ 373
Kiếm 70 triệu đồng mỗi tháng nhờ nghề đóng giả cô dâu
Thông tin mới nhất về việc UBND huyện Tương Dương - Nghệ An nợ tiền cơm tiếp khách hơn 10 năm trước
6 thứ thể hiện đẳng cấp người giàu nay đã lỗi thời
4 chiêu trò lừa đảo ai cũng biết nhưng vẫn mắc
Xem thêm