Thứ sáu, 29/03/2024 20:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/11/2021 07:00

Đi tàu xe mùa dịch COVID-19: Làm gì để an toàn?

Nhiều nghiên cứu cho rằng việc đi tàu xe mùa dịch Covid-19 làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, mỗi người cần có các biện pháp để bảo vệ bản thân và an toàn cộng đồng.

Sau thời gian tạm dừng hoạt động, các phương tiện công cộng như tuyến xe khách liên tỉnh, ôtô, tàu hỏa,... đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn khi đi tàu xe trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp là vấn đề quan trọng.

Các chuyên gia y tế cho rằng người cao tuổi, người mắc bệnh nền nên hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Empty

Người cao tuổi nên hạn chế di chuyển vì đây là nhóm người rất dễ bị lây nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)

Người có bệnh mãn tính lưu ý gì khi đi tàu xe công cộng?

ThS Phạm Đức Thắng, giảng viên Trường đại học Y dược TP.HCM cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc di chuyển bằng phương tiện công cộng làm gia tăng nguy cơ nhiễm và lây lan COVID-19. Một số quốc gia đã báo cáo nhiều trường hợp nhiễm virus đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19, có liên quan đến việc đi lại bằng xe buýt, tàu hỏa và máy bay.

Chính điều này đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác kiểm soát dịch bệnh. Do đó việc áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh, hạn chế lây nhiễm khi di chuyển bằng phương tiện công cộng thật sự cần thiết, nhất là trong giai đoạn bình thường mới.

ThS Phạm Đức Thắng nhấn mạnh, đối với người cao tuổi, những người mắc các bệnh mãn tính trong thời gian này nên hạn chế di chuyển vì đây là nhóm người rất dễ bị lây nhiễm. Trường hợp hành khách có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và kiểm tra sức khoẻ.

Tránh tiếp xúc khi không cần thiết

Theo ThS Phạm Đức Thắng, mọi người khi sử dụng phương tiện công cộng nên tuân thủ nghiêm nguyên tắc 5K của Bộ Y tế bao gồm: khai báo y tế theo quy định (không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...); sử dụng khẩu trang đúng cách; giữ khoảng cách ít nhất 1 mét với người xung quanh, tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông. Hạn chế tụ tập nơi đông người; thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn (đặc biệt sau khi ho, hắt hơi).

Empty

Người tham gia phương tiện công cộng nên tuân thủ quy tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế (Ảnh minh họa)

Hành khách nên mang theo chai cồn nhỏ khử khuẩn, tránh tiếp xúc trực tiếp với mọi đồ vật (tay nắm cửa ra vào, lan can, nút bấm thang máy, vòi nước rửa tay…) nếu không cần thiết; nên mở cửa sổ xe, tàu để thông thoáng khí, hạn chế mở máy điều hòa không khí.

Khi ho, hắt hơi cần che miệng bằng mặt trong của khuỷu tay để phòng ngừa lây truyền; không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện trên phương tiện giao thông; không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga…).

Khăn giấy và khẩu trang đã sử dụng cần được cho vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

Tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch khi đi tàu xe công cộng

ThS Phạm Đức Thắng cho hay, mỗi người trước khi di chuyển bằng xe buýt, tàu hỏa và máy bay cần nắm rõ quy định về điều kiện được đi và việc phải làm khi tới vùng dự định đến theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến.

“Hiện tại, trong bối cảnh COVID-19 vẫn chưa thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cộng đồng, chúng ta phải xác định chung sống an toàn với đại dịch. Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch khi di chuyển bằng các phương tiện vận chuyển công cộng là tự bảo vệ chính mình và người thân trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19”, ThS Phạm Đức Thắng nhấn mạnh.

Thúy Ngà  
Trẻ nhập viện vì viêm phổi do virus hợp bào hô hấp lúc giao mùa
5 thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
4 bài tập đơn giản chữa đau ngón tay hiệu quả
Lý do khó ngờ khiến bạn đau đầu sau khi uống vang đỏ
Ngủ khỏa thân giúp giảm tiểu đường, tăng khả năng sinh sản
8 mẹo hay giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Rộ tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe': Bộ Y tế nói gì?
8 cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng 91% nguy cơ tử vong do tim mạch
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1
Dịch vụ chăm sóc cao cấp cho người cao tuổi: Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Thói quen dân văn phòng gây tổn hại đầu gối gấp 3 lần chạy bộ
Suýt phải cắt bỏ ngón tay do chủ quan khi bị điện giật
Từ ca tử vong do cúm A/H5N1: Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng tránh
Cách giúp trẻ tăng đề kháng, giảm ốm vặt khi giao mùa
Cho trẻ vận động bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khoẻ?
Dấu hiệu ung thư thực quản nhiều người lầm tưởng viêm họng
Vì sao một số người trở mình liên tục, không thể nằm yên khi ngủ?
Xem thêm