Thứ sáu, 10/05/2024 03:06
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 28/09/2023 16:06

Đề xuất 4 giải pháp ứng phó mang thai ngoài ý muốn và giảm thiểu nạo phá thai

Tại hội thảo “Giải quyết vấn đề mang thai ngoài ý muốn ở Việt Nam”, BS Nguyễn Thị Hậu, chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất 4 giải pháp ứng phó tình trạng này.

Theo thống kê dân số năm 2021, dân số thành phố Hạ Long có 270.054 người, trong đó nam 134.722; nữ 135.332 người. Ngoài các cơ sở y tế công lập, thành phố Hạ Long có 228 cơ sở y tế ngoài công lập, trong đó có 13 phòng khám Sản – Phụ khoa.

Báo cáo của Phòng y tế Hạ Long cho thấy, tại các cơ sở y tế ngoài công lập, trung bình mỗi năm có 700 ca nạo hút thai dưới 7 tuần, trong đó dưới 24 tuổi 50 trường hợp chiếm 7,1% tổng số ca nạo hút thai.

BS. Nguyễn Thị Hậu, chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại phòng khám Sản phụ khoa của tỉnh Hội, số vị thành niên dưới 19 tuổi đến phá thai có xu hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2020 có 6/519 trường hợp phá thai chiếm 1,15%;. năm 2021 có 8/471 trường hợp phá thai chiếm 1,69%; năm 2022 có 7/333 trường hợp phá thai chiếm 2,1%.

“Hầu hết những trường hợp phá thai đều do mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên con số này chưa phản ánh được hết thực trạng hiện nay. Thực tế, nhiều gia đình hoặc vị thành niên khi phát hiện mang thai ngoài ý muốn đã đi xử lý ở các nơi khác hoặc các phòng khám chưa đủ điều kiện đăng ký khám chữa bệnh trong ngành y tế” – BS. Nguyễn Thị Hậu cho biết.

20b033fcb7f063ae3ae1

BS. Nguyễn Thị Hậu, chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh

Thời gian qua, hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong công tác cung cấp kiến thức, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nên việc mang thai ngoài ý muốn và phá thai còn đáng lo ngại.

Theo BS. Nguyễn Thị Hậu, sở dĩ tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên gia tăng do những lý do sau:

- Kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục còn hạn chế

- Quan hệ tình dục sớm do ảnh hưởng của phim ảnh hoặc quan điểm về tình yêu, sống thử.

- Không thể nuôi con, bị bạn tình ép, còn đi học, không biết thời điểm mang thai…

- Bạn trai và bạn gái không có sự trao đổi và đồng thuận trong quan hệ tình dục, các bạn gái không dám nói với bạn trai vì sợ bị đánh giá là từng trải, thành thạo và lo sợ bị chia tay.

- Những định kiến và sự e ngại trở thành rào cản để vị thành niên khó tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục.

Việc giáo dục giới tính cho vị thành niên hết sức quan trọng giúp cho họ nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và tình dục an toàn tuy nhiên trong quá trình này vẫn tồn tại những khó khăn nhất định.

Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 32/2018TT/BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 nội dung giáo dục giới tính đưa vào chương trình môn tự nhiên và xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và chương trình môn khoa học lớp 4,5 và các chương trình giáo dục giới tính cho học sinh trung học phổ thông.

“Hầu hết giáo viên giảng dạy lệ thuộc vào giáo trình, tiết học đơn điệu, ít cởi mở. Học sinh khối phổ thông trung học tập trung vào các môn văn hóa chủ yếu để chuẩn bị cho các môn thi tốt nghiệp do đó ở một số học sinh, sinh viên kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục chưa được hiểu đầy đủ” – BS Hậu nói.

Về phía gia đình, cha mẹ hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng trong lĩnh vực này.

42061cb09bbc4fe216ad

BS. Nguyễn Thị Hậu phát biểu tại hội thảo

Giải pháp ứng phó với “Mang thai ngoài ý muốn và giảm thiểu nạo phá thai” tại tỉnh Quảng Ninh

Để ứng phó với “Mang thai ngoài ý muốn và giảm thiểu nạo phá thai” tại tỉnh Quảng Ninh, chủ tịch Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh đề xuất 4 giải pháp:

Trung ương Hội chỉ đạo, hỗ trợ nguồn kinh phí để tỉnh Hội thành lập góc thân thiện dành cho vị thành niên tại phòng khám Hội.

Thành lập, duy trì hoạt động bền vững các đội giáo dục viên đồng đẳng, câu lạc bộ “ Vị thành niên với giáo dục tình dục toàn diện” tại 3 trường trung học phổ thông và nhân rộng 1 mô hình câu lạc bộ ra 01 trường phổ thông trung học trên địa bàn. Các câu lạc bộ đã tổ chức sinh hoạt bằng nhiều hình thức: Sân khấu hóa, sinh hoạt ngoại khóa, viết báo tường, tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ, truyền thông có nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường sinh sản…

Soạn thảo và đưa vào nhà trường cuốn “Tất cả trong một giáo trình” - đây là cuốn cẩm nang được biên soạn bằng rất nhiều hình ảnh, kỹ năng giảng dạy phù hợp với đối tượng vị thành niên.

Hỗ trợ Tỉnh Hội kinh phí các dự án dành cho Vị thành niên bao gồm hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, cung cấp tờ rơi, phương tiện tránh thai và tổ chức nhiều lớp đào tạo kỹ năng tư vấn truyền thông cho đối tượng vị thành niên tại Tỉnh.

-> Hội KHHGĐ tỉnh Nam Định: 30 năm xây dựng và trưởng thành trong gian khó

Thùy Linh  
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
Xem thêm